Khoáng sản đi kèm là gì? Tổ chức cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đi kèm không?
Khoáng sản đi kèm là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 158/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 10/2025/NĐ-CP có định nghĩa khoáng sản đi kèm như sau:
2. Khoáng sản đi kèm là khoáng sản khác nằm trong phạm vi ranh giới khu vực được phép khai thác, được thu hồi khi khai thác khoáng sản chính, kể cả khoáng sản khác ở bãi thải của mỏ đang hoạt động mà tại thời điểm đó xác định việc sử dụng có hiệu quả kinh tế hoặc khoáng sản cùng loại với khoáng sản chính nhưng quy cách không đáp ứng tiêu chuẩn để sản xuất hàng hóa theo mục đích sử dụng ban đầu của khoáng sản đó được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản hoặc có hàm lượng, chất lượng khác so với hàm lượng, chất lượng đã được xác định theo kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công nhận.
...
Theo đó, khoáng sản đi kèm được hiểu là khoáng sản khác nằm trong phạm vi ranh giới khu vực được phép khai thác, được thu hồi khi khai thác khoáng sản chính, kể cả khoáng sản khác ở bãi thải của mỏ đang hoạt động mà tại thời điểm đó xác định việc sử dụng có hiệu quả kinh tế hoặc khoáng sản cùng loại với khoáng sản chính nhưng quy cách không đáp ứng tiêu chuẩn để sản xuất hàng hóa theo mục đích sử dụng ban đầu của khoáng sản đó được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản hoặc có hàm lượng, chất lượng khác so với hàm lượng, chất lượng đã được xác định theo kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công nhận.
Khoáng sản đi kèm là gì? Tổ chức cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đi kèm không? (Hình từ Internet)
Tổ chức cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đi kèm không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Nghị định 158/2016/NĐ-CP bị thay thế bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 10/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản
1. Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động, tổ chức, cá nhân phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Quy cách mốc điểm góc khu vực hoạt động khoáng sản quy định như sau:
a) Theo quy cách mốc địa giới hành chính cấp xã đối với thăm dò, khai thác khoáng sản rắn;
b) Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa sông, cửa biển, việc cắm mốc thực hiện theo quy định của pháp luật về Đường thủy nội địa hoặc Hàng hải. Trường hợp không thể thực hiện được theo quy định nêu trên thì cắm mốc gửi trên bờ sông theo quy định tại điểm a khoản này.
3. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc nêu tại khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản thông báo bằng văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác bàn giao mốc tại thực địa. Trường hợp khai thác khoáng sản theo Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phải có đại diện của Cục Khoáng sản Việt Nam
4. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép hoạt động khoáng sản phải báo báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để xử lý.
5. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác.
Theo đó, tổ chức cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác.
Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được hưởng những quyền lợi nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 158/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, đối với địa phương nơi có khoáng sản được khai thác sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:
(1) Căn cứ thực tế nguồn thu hàng năm từ hoạt động khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác quy định tại mục (2).
(2) Các hạng mục công trình được hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau đây:
- Là đường giao thông cấp huyện, xã bị ảnh hưởng trực tiếp do vận chuyển đất đá thải, khoáng sản đã khai thác;
- Là các công trình phúc lợi nằm trên địa bàn huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác gồm: Trường học, cơ sở khám chữa bệnh, nhà văn hóa, hệ thống cung cấp nước sạch; công trình xử lý môi trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo giải trình về nội dung tố cáo đảng viên mới nhất? Tải mẫu? Thẩm quyền giải quyết tố cáo đảng viên?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Bảng kê khai thời gian nghỉ ốm đau hưởng trợ cấp là mẫu nào? Tải mẫu? Đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?
- Mẫu Biên bản họp rút kinh nghiệm Tổ Giám sát Chi bộ? Tải về Mẫu Biên bản họp rút kinh nghiệm Tổ Giám sát Chi bộ?
- Mẫu Tờ trình thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178? Thời điểm xét hưởng chính sách?
- Lịch bắn pháo hoa Công viên bờ sông Sài Gòn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất Nước 30 4?