Khu vực lãnh sự là gì? Lãnh sự quán có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoài khu vực lãnh sự không?
Khu vực lãnh sự là gì?
Tại khoản 4 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 có giải thích khu vực lãnh sự là bộ phận lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận thỏa thuận để cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng lãnh sự.
Khu vực lãnh sự là gì? Lãnh sự quán có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoài khu vực lãnh sự không? (Hình từ Internet)
Lãnh sự quán có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoài khu vực lãnh sự không?
Lãnh sự quán có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoài khu vực lãnh sự không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 thì cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.
Theo đó tại khoản 3 Điều 12 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 có quy định về phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện như sau:
Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện
1. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo quyết định thành lập của Chính phủ, phù hợp với thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm.
Cơ quan đại diện ngoại giao có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận và có quyền kiểm tra hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện lãnh sự tại quốc gia tiếp nhận.
3. Cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này ngoài khu vực lãnh sự theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện lãnh sự có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại một hay nhiều quốc gia hoặc chức năng, nhiệm vụ lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm tại quốc gia tiếp nhận và chức năng, nhiệm vụ ngoại giao tại quốc gia tiếp nhận theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện lãnh sự có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao tại quốc gia đó.
4. Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện tại một hay nhiều tổ chức quốc tế và có thể thực hiện một số nhiệm vụ lãnh sự tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức quốc tế theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia đó.
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh sự quán là cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này ngoài khu vực lãnh sự theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
Bộ Ngoại giao căn cứ vào đâu để trình Chính phủ quyết định việc thành lập hoạt động lãnh sự quán?
Bộ Ngoại giao căn cứ vào đâu để trình Chính phủ quyết định việc thành lập hoạt động lãnh sự quán, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 có quy định về thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động như sau:
Thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động
1. Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
2. Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
3. Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì để trình Chính phủ quyết định việc thành lập hoạt động lãnh sự quán thì Bộ Ngoại giao căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thứ tự của hoạt động diễu binh diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
- Diễu binh 30 4: Khối Sĩ quan phòng không không quân có đi cùng hướng với khối Kỵ binh cảnh sát cơ động không?
- Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2020/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính ra sao?
- Mục tiêu chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí là gì? Đơn vị kiểm tra việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí?
- Ngày 28 4 có diễu binh không? Lịch trình Tổng diễu binh ngày 28 4 dự phòng? Nội dung tuyên truyền ngày 30 4?