Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được lấy từ đâu theo Thông tư 04?
Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được lấy từ đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2025/TT-BTC có quy định như sau:
Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã do ngân sách địa phương bảo đảm. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, mức tối thiểu 5 triệu đồng/Ban/năm và cân đối cho ngân sách cấp xã.
2. Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ các nguồn:
a) Kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
b) Kinh phí tự chủ theo quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí của cơ quan nhà nước.
c) Kinh phí từ các nguồn tài chính giao tự chủ theo quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được lấy từ các nguồn sau đây:
- Kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Kinh phí tự chủ theo quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí của cơ quan nhà nước.
- Kinh phí từ các nguồn tài chính giao tự chủ theo quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được lấy từ đâu theo Thông tư 04? (Hình từ Internet)
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân.
...
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước có từ 03 đến 09 thành viên.
Trường hợp cơ quan có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Trường hợp cơ quan có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân.
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước gồm những thành phần nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 60 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
...
3. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.
4. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước gồm những thành phần sau đây:
- Trưởng ban: chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
- Phó Trưởng ban: có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ;
- Các Ủy viên: thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung tâm Kiểm định sản phẩm và thiết bị viễn thám có tư cách pháp nhân không? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE lái xe gì? Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE có thời hạn là bao lâu?
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông quốc gia hiện nay thế nào? Trung tâm Khuyến nông quốc gia có tư cách pháp nhân không?
- Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua có nội dung thế nào theo Nghị định 172?
- Phần tường phân chia các căn hộ chung cư là phần sở hữu chung hay phần sở hữu riêng? Các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở?