Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam do ai đảm bảo?
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam do ai đảm bảo?
- Chế độ thông tin, báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam được quy định như thế nào?
- Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam họp đột xuất khi nào?
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam do ai đảm bảo?
Căn cứ Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 34/QĐ-BCĐKPBMHH năm 2025 quy định như sau:
Công tác quản lý tài chính
1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực, Văn phòng Cơ quan Thường trực do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Quốc phòng.
2. Việc quản lý tài chính và chi phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Theo đó, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Quốc phòng.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam do ai đảm bảo? (Hình từ Internet)
Chế độ thông tin, báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 34/QĐ-BCĐKPBMHH năm 2025 quy định chế độ thông tin, báo cáo như sau:
- Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, hoàn thành trước ngày 30 tháng 11, gửi Bộ Quốc phòng, Cơ quan Thường trực để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.
- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, gửi Trưởng ban xem xét, chỉ đạo thực hiện.
- Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo, gửi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg.
Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam họp đột xuất khi nào?
Căn cứ Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 34/QĐ-BCĐKPBMHH năm 2025 quy định như sau:
Chế độ họp
1. Định kỳ vào quý I hằng năm, Ban Chỉ đạo họp toàn thể để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm trước, triển khai nhiệm vụ trong năm tiếp theo. Trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo có thể họp đột xuất, thành phần dự họp đột xuất do Trưởng ban quyết định. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì các phiên họp. Các ủy viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo; tham gia ý kiến, thảo luận để quyết định các nội dung quan trọng thuộc nhiệm vụ và hoạt động của Ban Chỉ đạo và chuẩn bị nội dung báo cáo theo quy định. Tùy tính chất, nội dung của phiên họp, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể mời các đại biểu không thuộc Ban Chỉ đạo tham dự cuộc họp.
2. Trường hợp ủy viên trong Ban Chỉ đạo không thể tham dự phiên họp phải báo cáo Trưởng ban và ủy quyền cho người có trách nhiệm tham dự. Ủy viên Ban Chỉ đạo đi công tác, học tập từ 06 tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản phải thông báo và cử người thay thế bằng văn bản cho Trưởng ban.
3. Các ý kiến phát biểu và kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp được Cơ quan Thường trực ghi đầy đủ vào biên bản. Cơ quan Thường trực có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo để Văn phòng Chính phủ thông báo thực hiện.
4. Kết luận của Trưởng ban Chỉ đạo được thể hiện bằng văn bản Thông báo của Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo có thể họp đột xuất, thành phần dự họp đột xuất do Trưởng ban quyết định.
Lưu ý: Trường hợp ủy viên trong Ban Chỉ đạo không thể tham dự phiên họp phải báo cáo Trưởng ban và ủy quyền cho người có trách nhiệm tham dự. Ủy viên Ban Chỉ đạo đi công tác, học tập từ 06 tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản phải thông báo và cử người thay thế bằng văn bản cho Trưởng ban.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Xây dựng là những ai theo Quyết định 394?
- Hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện là gì? Công ty điện lực cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi hệ thống thiếu nguồn điện?
- Giáo viên mầm non có bao nhiêu tiêu chuẩn để đánh giá chuẩn nghề nghiệp? Kể tên từng tiêu chuẩn?
- Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam họp toàn thể khi nào?
- Trung tâm Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý thuộc Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có chức năng gì?