Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?
Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 256 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định rằng:
Lai dắt tàu biển
1. Lai dắt tàu biển là việc lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai.
2. Lai dắt tàu biển bao gồm lai dắt trên biển và lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển.
Như vậy, theo quy định trên thì ta có thể hiểu lai dắt tàu biển là việc lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai.
Đồng thời, thì việc lai dắt tàu biển bao gồm:
- Lai dắt trên biển
- Lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển.
Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?
Căn cứ tại Điều 259 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định như sau:
Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển
1. Tàu lai và tàu biển hoặc các phương tiện được lai dắt khác hợp thành đoàn tàu lai dắt. Đoàn tàu lai dắt được hình thành kể từ khi tàu lai và các thành viên khác của đoàn tàu lai dắt đã sẵn sàng thực hiện các tác nghiệp cần thiết theo lệnh của người chỉ huy đoàn tàu lai dắt và được giải tán khi tác nghiệp cuối cùng được thực hiện xong, các thành viên của đoàn tàu lai dắt đã rời xa nhau một khoảng cách an toàn.
2. Các bên tham gia hợp đồng lai dắt tàu biển thỏa thuận về người có quyền chỉ huy đoàn tàu lai dắt; nếu không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương.
3. Quyền chỉ huy lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển thuộc thuyền trưởng tàu được lai. Trong trường hợp tàu được lai dắt không có thuyền trưởng hoặc đại phó thì quyền chỉ huy do người được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chỉ định.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định như sau:
(1) Tàu lai và tàu biển hoặc các phương tiện được lai dắt khác hợp thành đoàn tàu lai dắt. Đoàn tàu lai dắt được hình thành kể từ khi tàu lai và các thành viên khác của đoàn tàu lai dắt đã sẵn sàng thực hiện các tác nghiệp cần thiết theo lệnh của người chỉ huy đoàn tàu lai dắt và được giải tán khi tác nghiệp cuối cùng được thực hiện xong, các thành viên của đoàn tàu lai dắt đã rời xa nhau một khoảng cách an toàn.
(2) Các bên tham gia hợp đồng lai dắt tàu biển thỏa thuận về người có quyền chỉ huy đoàn tàu lai dắt; nếu không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương.
(3) Quyền chỉ huy lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển thuộc thuyền trưởng tàu được lai. Trong trường hợp tàu được lai dắt không có thuyền trưởng hoặc đại phó thì quyền chỉ huy do người được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chỉ định.
Các điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển bao gồm những điều kiện gì theo quy định pháp luật?
Tại Điều 257 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về các điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển bao gồm:
(1) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật; trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phần vốn góp theo quy định.
(2) Có người chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển và người chuyên trách công tác pháp chế.
(3) Có số lượng tàu lai dắt theo quy định. Tàu lai dắt phải là tàu thuyền Việt Nam.
(4) Chính phủ quy định chi tiết Điều 257 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 và việc lai dắt tại Việt Nam của tàu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 257 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015
Cụ thể, tại Chương IV Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP và bị bãi bỏ bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối với điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Đối với điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực:
- Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.
- Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.
Đối với điều kiện đối với tổ chức nước ngoài sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam:
- Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam khi tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Định kỳ hàng năm, Bộ Giao thông vận tải thông báo về năng lực đội tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam.
- Tàu lai dắt mang cờ quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.
- Đồng thời, Tổ chức nước ngoài phải có hợp đồng lai dắt với bên thuê lai dắt của Việt Nam.
- Ngoài ra, Tổ chức nước ngoài phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp lai dắt Việt Nam được ủy quyền tại Việt Nam.






.png)

.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dàn xếp tỷ số là gì? Dàn xếp tỷ số bị xử lý như thế nào? Chính sách của nhà nước về phát triển thể dục thể thao hiện nay ra sao?
- Xá lợi Phật được rước về Việt Nam là phần nào trên cơ thể Phật? Chùa Thanh Tâm TP HCM nằm ở địa chỉ nào?
- Từ 1/7/2025, hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế GTGT đúng không (Đề xuất)?
- Danh sách các khối diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025?
- Ngày 4 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 4 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 4 5 - Lịch Vạn niên 2025?