Lặn biển ngắm san hô có phải dịch vụ du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch không?
Lặn biển ngắm san hô có phải dịch vụ du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch không?
Lặn biển ngắm san hô có phải dịch vụ du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch không? (Hình từ Internet)
Dịch vụ du lịch trước đây theo khoản 11 Điều 4 Luật Du lịch 2005 là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Đến nay, Luật Du lịch 2017 không còn định nghĩa về dịch vụ du lịch nữa, tuy nhiên các hoạt động như là lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí cũng được xem là dịch vụ du lịch.
Cho nên có thể nói lặn biển ngắm san hô là một dịch vụ du lịch.
Theo Điều 8 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch, theo đó:
Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
- Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.
- Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.
- Thám hiểm hang động, rừng, núi.
Sản phẩm du lịch khi mà có một một hoặc một số hoạt động này thì được xem là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch trong đó có hoạt động lặn dưới nước.
Cũng theo khoản 5 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Do đó có thể hiểu, lặn biển ngắm san hô là dịch vụ du lịch, một sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch.
Khi kinh doanh dịch vụ lặn biển ngắm san hô cần biện pháp bảo đảm an toàn thế nào?
Để đảm bảo an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch thì cần có những biện pháp an toàn như sau, kể cả dịch vụ lặn biển ngắm san hô:
- Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
- Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
- Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
- Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
(Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP)
Quyền của khách du lịch liên quan đến dịch vụ du lịch hiện nay được quy định thế nào?
Quyền của khách du lịch được quy định tại Điều 11 Luật Du lịch 2017 cụ thể như sau:
Quyền của khách du lịch
1. Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
5. Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quyền của khách du lịch liên quan đến dịch vụ du lịch hiện nay gồm các quyền:
- Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp;
- Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch;
- Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch;
- Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh?
- Người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có thể đi tù bao nhiêu năm theo Bộ luật Hình sự?
- Gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo không? Căn cứ quyết định hình phạt gây rối trật tự công cộng?
- Lịch chặn đường ngày 22 4 TP HCM phục vụ diễu binh 30 4? Lịch cấm xe ngày 22 4 2025 tại TP HCM chi tiết?
- Lịch trình hợp luyện, sơ duyệt và tổng duyệt diễu binh 30 4 mới nhất? Lịch tổng duyệt diễu binh 30 4?