Lăng mộ Vua Lê Túc Tông ở đâu? Niên đại Bia Lăng Vua Lê Túc Tông? Bia Lăng Vua Lê Túc Tông được công nhận là bảo vật quốc gia năm nào?
Lăng mộ Vua Lê Túc Tông ở đâu?
Lăng mộ Vua Lê Túc Tông, ở thôn Đội 1, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Lăng mộ Vua Lê Túc Tông thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi an táng 6 vị vua (trong đó có vua Lê Túc Tông) và 2 hoàng thái hậu đầu thời Lê Sơ.
Vua Lê Túc Tông tên húy là Lê Thuần, con trai thứ ba của vua Lê Hiến Tông. Tháng 3 năm 1499, Lê Túc Tông được lập làm hoàng thái tử, lên ngôi ngày 12 tháng 6 năm 1504, băng hà ngày 8 tháng 12 cùng năm. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép vua Lê Túc Tông là vị vua dốc chí hiếu học, thân với người hiền, vui việc thiện, xứng đáng là vị vua giỏi giữ cơ nghiệp thái bình. |
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Niên đại Bia Lăng Vua Lê Túc Tông? Bia Lăng Vua Lê Túc Tông được công nhận là bảo vật quốc gia năm nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 88/QĐ-TTg năm 2020 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 8) do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
1. Sưu tập nha chương (Niên đại: Văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 3.500 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ).
2. Trống đồng Quảng Chính (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, khoảng Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
3. Trống đồng Trà Lộc (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, thuộc Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).
4. Linga - Yoni gỗ Nhơn Thành (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ V; hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ).
5. Tượng Phật gỗ Giồng Xoài (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ IV - VI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).
6. Tượng Phật đá Khánh Bình (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ VI - VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).
7. Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (Niên đại: cuối Thế kỷ XI - đầu Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
8. Tượng đôi sư tử đá đền - chùa Bà Tấm (Niên đại: Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
9. Hai tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn (Niên đại: Thế kỷ XII - XIII; hiện lưu giữ tại chùa Nhạn Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định).
10. Tượng Mẫu Âu Cơ (Niên đại: Thế kỷ XIX, hiện thờ tại Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ).
11. Chuông Nhật Tảo (Niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
12. Bia “Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh” (Niên đại: thời Lý - Trần; hiện lưu giữ tại chùa Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
13. Bia Ma nhai Ngự chế của Vua Lê Thái Tổ (Niên đại: năm 1431; trên vách núi Phia Tém, xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng).
14. Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi - Bia Lăng Vua Lê Túc Tông (Niên đại: Thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa).
15. Bia “Sùng chỉ bi ký” (Niên đại: năm 1696; hiện lưu giữ tại đền thờ Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
...
Như vậy, Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi - Bia Lăng Vua Lê Túc Tông có niên đại Thế kỷ XVI và hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa.
Bia Lăng Vua Lê Túc Tông được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.
Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi - Bia Lăng Vua Lê Túc Tông nằm cách mộ vua khoảng 50 m. Nội dung bia nhận xét: "Vua (Lê Túc Tông) thiên tính thông minh, hiếu nghĩa yêu thương muôn loài, đối với các quan thì cư xử đúng mực, điềm đạm mà liêm chính. Vì thế mà trăm quan cung kính, mọi việc tốt lành. Trị vì công hiệu, gìn giữ quy củ, có thể kết nối thánh nhân thuở trước, mở ra cơ nghiệp cho đời sau, làm giềng mối cho muôn vạn đời sau. Tuy vậy, tuổi thọ chẳng được lâu dài khiến cho cả trời đất, sinh linh đều thương xót lắm thay". |
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lăng mộ Vua Lê Túc Tông ở đâu? Niên đại Bia Lăng Vua Lê Túc Tông? Bia Lăng Vua Lê Túc Tông được công nhận là bảo vật quốc gia năm nào? (Hình từ Internet)
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá?
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được quy định tại Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009, cụ thể như sau:
(1) Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
(2) Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
(3) Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
(4) Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
(5) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?
- IELTS bao nhiêu thì được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo Thông tư 24? Trường hợp được miễn thi tất cả các môn?