Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được về sớm 2 tiếng mỗi ngày vẫn hưởng lương đầy đủ có đúng không?

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được về sớm 2 tiếng mỗi ngày vẫn hưởng lương đầy đủ có đúng không? Điều kiện được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ? Thời gian lao động nữ được hưởng chế độ thai sản là bao lâu?

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được về sớm 2 tiếng mỗi ngày vẫn hưởng lương đầy đủ có đúng không?

Căn cứ quy định tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 về chế độ thai sản như sau:

Bảo vệ thai sản
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Như vậy, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi được hưởng 02 quyền lợi sau:

(1) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

(2) Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Về thời điểm nghỉ ngơi mỗi ngày trong trường hợp kể trên, pháp luật không có quy định cụ thể. Do đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể tự do thỏa thuận về thời điểm nghỉ. Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

Như vậy, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 02 giờ làm việc.

Lưu ý: Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bạn có thể tham khảo tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được về sớm 2 tiếng mỗi ngày vẫn hưởng lương đầy đủ có đúng không?

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được về sớm 2 tiếng mỗi ngày vẫn hưởng lương đầy đủ có đúng không? (Hình từ Internet)

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;

- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Ngoài ra, người lao động cần đáp ứng thêm điều kiện về thời gian tham gia để được hưởng chế độ thai sản sau:

- Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

Lưu ý: người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.

Thời gian lao động nữ được hưởng chế độ thai sản là bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà lao động nữ sẽ được nghỉ những ngày khác nhau, cụ thể như sau:

1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

- 20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi.

- 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi.

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Lưu ý:

- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.

- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.

- Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi vẫn được nghỉ việc hưởng chế độ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH và đủ điều kiện hưởng thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

4. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

- Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

+) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Chế độ thai sản Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Chế độ thai sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được về sớm 2 tiếng mỗi ngày vẫn hưởng lương đầy đủ có đúng không?
Pháp luật
Người chồng có được nghỉ thai sản khi vợ sinh không? Chế độ thai sản dành cho người chồng theo quy định của pháp luật hiện hành?
Thời gian hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Thời gian hưởng chế độ thai sản là bao lâu? Lao động nữ có được đi làm sớm trong thời gian được nghỉ chế độ thai sản không?
Pháp luật
Sinh con năm 2025 tháng nào tốt? Sinh con năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi gì? Dự đoán tính cách và cuộc đời của người sinh năm 2025 Ất Tỵ?
Pháp luật
Ký hợp đồng lao động bao lâu thì người lao động được mang thai? Có được lấy lí do mang thai để sa thải người lao động không?
Pháp luật
Vợ không tham gia bảo hiểm xã hội chồng tham gia bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản trợ cấp một lần sau khi sinh con không?
Pháp luật
Lao động nữ có thai mới đóng BHXH có kịp hưởng chế độ thai sản không? Tại sao nên đóng BHXH ngay khi phát hiện mang thai?
Pháp luật
Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản như thế nào? Trường hợp công ty nộp hồ sơ trễ 2 tháng thì có bị phạt không?
Pháp luật
Thời gian nghỉ thai sản có được dùng để tính phép năm không? Giấy xuất viện có được dùng thay giấy chứng sinh khi hưởng chế độ thai sản không?
Pháp luật
Lao động nữ hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu ngày trong trường hợp nghỉ việc để đi khám thai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ thai sản
34 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào