Lễ Diễu binh duyệt binh là gì? Diễu binh duyệt binh khác gì Diễu binh diễu hành? Quốc khánh 2 9 có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
Lễ Diễu binh duyệt binh là gì? Diễu binh duyệt binh khác gì Diễu binh diễu hành?
Lễ Diễu binh, Duyệt binh là một nghi thức trang trọng, thường được tổ chức trong các dịp lễ lớn, nhằm thể hiện sức mạnh quân sự, tinh thần yêu nước, và lòng tự hào dân tộc của một quốc gia. Đây là hai khái niệm có liên quan nhưng không hoàn toàn giống nhau:
Duyệt binh là gì?
Duyệt binh là hoạt động kiểm tra, đánh giá các lực lượng quân đội (hoặc bán vũ trang) thông qua việc trình diễn đội ngũ, vũ khí, khí tài trước lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội hoặc nguyên thủ quốc gia. Người duyệt binh thường là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang hoặc một lãnh đạo cấp cao, đi xe qua hàng ngũ để chào hỏi, kiểm tra đội hình và trang bị.
Duyệt binh có tính nghi lễ cao, thường tổ chức vào các dịp trọng đại như Quốc khánh, kỷ niệm chiến thắng lớn. Quy mô lớn, tổ chức trang trọng, có sự tham gia của nhiều lực lượng và phương tiện quân sự.
Diễu binh là gì?
Diễu binh là hoạt động diễu hành của các lực lượng vũ trang theo đội hình nghiêm trang, có tổ chức, nhằm biểu dương sức mạnh quân sự và tinh thần kỷ luật trước công chúng và lãnh đạo. Diễu binh là phần trình diễn đội hình quân đội, công an, dân quân tự vệ, và các lực lượng vũ trang khác ... đi qua lễ đài theo đội hình trang nghiêm, thể hiện sự kỷ luật, sức mạnh và tinh thần chiến đấu.
Diễu binh duyệt binh khác gì Diễu binh diễu hành?
Diễu binh Duyệt binh: Diễu binh duyệt binh là một nghi thức quân sự trọng thể, thường được tổ chức vào các dịp lễ lớn như Quốc khánh, chiến thắng, kỷ niệm quân đội.
Gồm 2 phần chính:
Duyệt binh: kiểm tra một cách tượng trưng đội ngũ của lực lượng vũ trang tập hợp lại để biểu dương sức mạnh về quân sự trong buổi lễ long trọng. Lễ duyệt binh thường gắn với sự xuất hiện của các quân, binh chủng và các loại khí tài quân sự.
Diễu binh: Các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ… diễu qua lễ đài bằng đội ngũ, xe quân sự, vũ khí hiện đại…
Diễu binh Duyệt binh mang tính Quân sự chính trị, thể hiện sức mạnh quốc phòng.
Diễu binh diễu hành: Là một thuật ngữ mở rộng hơn, thường thấy trong các dịp lễ mang tính tổng hợp, bao gồm:
Diễu binh: Lực lượng quân sự.
Diễu hành: Lực lượng dân sự như cán bộ công nhân viên chức, học sinh, sinh viên, các đoàn thể ( phụ nữ, thanh niên, công đoàn…), khối văn hóa nghệ thuật (diễn trang phục truyền thống, cầm biểu ngữ…)
Diễu binh diễu hành mang yếu tố quân sự và dân sự, nhằm tuyên truyền chính sách, thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân,...
Lưu ý: Thông tin "Lễ Diễu binh duyệt binh là gì? Diễu binh duyệt binh khác gì Diễu binh diễu hành?" chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ Diễu binh duyệt binh là gì? Diễu binh duyệt binh khác gì Diễu binh diễu hành? (hình từ internet)
Người lao động có được nghỉ làm ngày Quốc khánh 2 9 để xem lễ Diễu binh duyệt binh không?
Và, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Quốc khánh 2 9 người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào 2 ngày là ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau theo Bộ luật Lao động
Như vậy, nếu có tổ chức lễ Diễu binh duyệt binh vào ngày Quốc khánh 2 9 - ngày lễ, tế được nghỉ làm hưởng nguyên lương, thì người lao động có thể tham dự lễ diễu binh duyệt binh.
Quốc khánh 2 9 có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Quốc khánh ngày 2 9 là ngày lễ lớn trong năm theo quy định pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp sau sáp nhập căn cứ vào đâu? Kể tên cụ thể từng căn cứ?
- Chính thức kết quả chung kết Liên Quân Mobile ĐTDV Mùa Xuân 2025 ra sao? FPT VÀ SGP đội nào chiến thắng?
- Kinh nghiệm về thăm quê Bác? Lễ hội Làng Sen ở quê Bác tổ chức ngày nào? Thành phần đại biểu được mời tại Lễ hội Làng Sen?
- Thủ tục công nhận hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình 2025 tại cấp xã?
- Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc đối với ngành nghề vệ sinh môi trường không?