Lễ Duyệt binh là gì? 2 tháng 9 có tổ chức Lễ Duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội hay không?
Lễ Duyệt binh là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm Lễ Duyệt binh.
Tuy nhiên, trên thực tế ta có thể hiểu Lễ Duyệt Binh là một nghi lễ quân sự chính thức và quan trọng của Việt Nam và thường được tổ chức để kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Trong nghi lễ này, các đơn vị quân đội sẽ diễu hành và trình diễn đội hình một cách trang nghiêm trước sự chứng kiến của các nguyên thủ quốc gia, quan chức cấp cao và đông đảo người dân. Đồng thời, các loại khí tài quân sự cũng được xuất hiện nhằm thể hiện và khẳng định sức mạnh quân sự đến với nhân dân trong nước lẫn bạn bè quốc tế.
Lưu ý: thông tin "Lễ Duyệt binh là gì?" chỉ mạng tính chất tham khảo
Lễ Duyệt binh là gì? (Hình từ internet)
Vào ngày 2 tháng 9 năm nay có tổ chức Lễ Duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội không?
Căn cứ theo tiết mục c tiểu mục 1.6 Mục 1 Chương II Hướng dẫn 179-HD/BTGTW năm 2024 có quy định như sau:
CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM
1. Kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước
...
1.6. Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 -2/9/2025)
...
c. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm
- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hoạt động này.
- Tổ chức Lễ kỷ niệm tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 02/9/2025.
+ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội.
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
+ Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng và các ban, bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện.
- Tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Hà Nội và các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
- Tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và Trưởng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Bộ Ngoại giao chủ trì thực hiện.
- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội thực hiện.
- Tổ chức chiêu đãi trọng thể với danh nghĩa mời là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội: Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành liên quan thực hiện.
Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội tham dự.
- Tổ chức triển lãm ảnh cấp quốc gia và trưng bày tem bưu chính Việt Nam về những thành tựu nổi bật của đất nước trong 80 năm qua: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức thực hiện tại Hà Nội và một số địa phương.
- Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
- Tổ chức Chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Gặp mặt nhân chứng lịch sử, người có công với nước”: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
- Tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về sự kiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu khoa học tuyên truyền về sự kiện lịch sử và những thành tựu 80 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, xây dựng và phát triển: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu bằng nhiều thứ tiếng dân tộc để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc thiểu số: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
- Xây dựng phim hoạt hình tuyên truyền cho thiếu nhi: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện.
- Tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam”: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền.
- Đối với các ban, bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổ chức Lễ kỷ niệm, mà căn cứ vào điều kiện cụ thể lựa chọn các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm phù hợp theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành, chương trình hành động thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2025.
+ Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
+ Các ban, bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện cụ thể chỉ đạo tổ chức phát động phong trào thi đua, chương trình hành động, lựa chọn xây dựng công trình chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025.
...
Như vậy, theo căn cứ trên thì vào ngày 2 tháng 9 năm nay không quy định tổ chức Lễ Duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình mà sẽ tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Đồng thời, Bộ Quốc phòng sẽ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Hà Nội và các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
Ngày 2 tháng 9 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng nghĩa, ngày 2 tháng 9 chính là ngày lễ lớn của Việt Nam










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn xem online diễu binh 30 4 2025 tại nhà? Ở nhà xem diễu binh ngày 30 4 năm 2025 bằng cách nào?
- Tiết Lập Hạ là gì? Tiết Lập Hạ bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Đặc điểm thời tiết Tiết Lập Hạ? Trường hợp được tác động vào thời tiết?
- Thơ chào tháng 5 rực rỡ? Tổng hợp thơ tháng 5 hay? Tháng 5 được làm thêm bao nhiêu giờ theo quy định?
- Sáp nhập còn 34 tỉnh thành mới nhất 2025: CBCCVC nào được hưởng chế độ tại Nghị định 178 sửa đổi bởi Nghị định 67?
- Ngày 30 4 khi nào hết cấm đường tại TP Hồ Chí Minh? Lịch cấm đường tại TP Hồ Chí Minh kết thúc khi nào?