Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có những hoạt động nào? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có ý nghĩa gì? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có phải lễ lớn?
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có những hoạt động nào? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có ý nghĩa gì?
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.
Theo Kế hoạch số 294/KH-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 TẢI VỀ thì Lễ hội Hoa Phượng Đỏ dự kiến diễn ra vào ngày 13/05/2025.
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 có những hoạt động tiêu biểu như sau:
(1) Trong Lễ kỷ niệm sẽ có diễu hành (thời lượng 30 phút), cụ thể các khối tham gia diễu hành dự kiến gồm: - Các khối đại diện cho các lực lượng, giai tầng xã hội đã đoàn kết, chung tay trong bảo vệ, xây dựng và phát triển thành phố 70 năm qua như: + Lực lượng vũ trang thành phố và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn (Công an, Bộ chỉ huy quân sự thành phố, Hải quân, Phòng không không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ); + Cựu chiến binh; + Trí thức; + Công nhân; + Nông dân; + Phụ nữ, thanh niên; + Doanh nhân; + Đại diện các khối Văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo, du lịch, quốc tế... (2) Chương trình nghệ thuật: + Trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng phương tiện bay không người lái. + Tổ chức bắn pháo hoa tại 06 điểm trên địa bàn thành phố (quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố tại Khu đô thị mới Bắc Sông Cẩm huyện Thủy Nguyên; Nhà hát thành phố; Hồ An Biên, quận Ngô Quyền; Trung tâm hành chính, quận Dương Kính; Khu vui chơi giải trí đào Vũ Yên; Sân vận động huyện Tiên Lãng) theo kịch bản chương trình. + Bố trí âm thanh, ánh sáng và các màn hình led cỡ lớn (100m2) tại khu vực 06 điểm bắn pháo hoa để tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình phục vụ Nhân dân. |
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có những hoạt động nào? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có phải lễ lớn trong nước?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, có 08 ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945).
(8) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định trên thì Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không thuộc danh sách các ngày lễ lớn trong nước.
Việc tổ chức lễ hội cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định mới về 22 đơn vị thuộc Bộ Công thương? Cụ thể các đơn vị thuộc Bộ Công thương theo Nghị định 40?
- Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu bến cảng? Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh phân thành loại mấy?
- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?