Lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì? Công chức viên chức sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân khi nào?
Lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định về lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Trang phục
1. Trang phục gồm: Trang phục thường dùng và lễ phục.
2. Trang phục thường dùng gồm: Quần, áo xuân hè; quần, áo thu đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; mũ kêpi; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; cặp đựng tài liệu; phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân, bộ phù hiệu gắn trên ve áo, bộ cấp hiệu gắn trên vai áo, biển tên theo quy định của pháp luật.
3. Lễ phục gồm: Quần áo lễ phục mùa hè, quần áo lễ phục mùa đông, áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông, mũ kêpi, bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển tên, cuống đeo huân chương theo quy định của pháp luật.
Theo đó, lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm: Quần áo lễ phục mùa hè, quần áo lễ phục mùa đông, áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông, mũ kêpi, bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển tên, cuống đeo huân chương theo quy định của pháp luật.
Lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì? Công chức viên chức sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân khi nào? (Hình từ Internet)
Công chức viên chức sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định đối với công chức viên chức sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Sử dụng lễ phục
1. Cán bộ, công chức, viên chức sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân đồng bộ, thống nhất từ quần, áo, cà vạt, thắt lưng, giày, bít tất khi tham dự:
a) Lễ mít tinh kỷ niệm do Đảng, Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức;
b) Đại hội đảng toàn quốc, họp Quốc hội;
c) Lễ đón nhận huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước;
d) Lễ tang cấp nhà nước;
đ) Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ, chức danh tư pháp (đối với người được bổ nhiệm).
2. Việc sử dụng lễ phục trong từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và các trường hợp cụ thể khác do Trưởng ban tổ chức hội nghị hoặc Thủ trưởng cơ quan quyết định.
3. Khi sử dụng lễ phục được đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu của Đảng, Nhà nước, của Ngành và những huân chương, huy chương, kỷ niệm chương nước ngoài tặng được Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho phép đeo.
Huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu được đeo ở ngực áo bên trái theo thứ tự hạng bậc cao đến hạng bậc thấp, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Như vậy, Cán bộ, công chức viên chức sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân đồng bộ, thống nhất từ quần, áo, cà vạt, thắt lưng, giày, bít tất khi tham dự:
- Lễ mít tinh kỷ niệm do Đảng, Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức;
- Đại hội đảng toàn quốc, họp Quốc hội;
- Lễ đón nhận huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước;
- Lễ tang cấp nhà nước;
- Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ, chức danh tư pháp (đối với người được bổ nhiệm).
Lưu ý:
Công chức viên chức ngành Kiếm sát nhân dân khi sử dụng lễ phục trong từng trường hợp được quy định trên đây và các trường hợp cụ thể khác sẽ do Trưởng ban tổ chức hội nghị hoặc Thủ trưởng cơ quan quyết định.
Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
(2) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
(3) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
(4) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
(5) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
(6) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều tập trung ở những khu vực nào theo Thông tư 03?
- Vị trí màn hình LED xem diễu binh 30 4 tại TP HCM? Diễu binh ngày lễ 30 4 2025 tại TPHCM bắt đầu lúc mấy giờ?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 21 4 2025?
- Bộ Y tế là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bà mẹ và trẻ em như thế nào theo Nghị định 42?
- Bộ Nội vụ: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ của Bộ Nội vụ hiện nay?