Lễ Phục sinh có kiêng việc xác không? Tại sao Lễ Phục Sinh lại có thỏ và trứng? Lễ Phục sinh có phải ngày lễ lớn?

Lễ Phục sinh có kiêng việc xác không? Tại sao Lễ Phục Sinh lại có thỏ và trứng? Lễ Phục sinh có thuộc các ngày lễ lớn trong năm không? Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016?

Lễ Phục sinh có kiêng việc xác không? Tại sao Lễ Phục Sinh lại có thỏ và trứng?

Không chỉ riêng ngày Lễ Phục sinh mà còn vào các ngày Chủ Nhật và các ngày lễ buộc khác (như Giáng Sinh) các tín hữu theo đạo Kitô giáo buộc phải tham dự Thánh lễ và kiêng việc xác.

Biểu tượng của Lễ Phục Sinh là Thỏ phục sinh và Trứng phục sinh:

- Trứng được coi là biểu tượng nguyên thủy, cổ xưa nhất của Lễ Phục Sinh. Người ta thường tặng cho nhau những quả trứng do chính tay mình trang trí để nhằm cầu chúc cho bạn bè, người thân những điều may mắn, tốt lành nhất trong cuộc sống.

Lý do trứng được coi là một biểu tượng của ngày Lễ Phục Sinh đó chính là từ xa xưa, quả trứng đã gắn liền với ý nghĩa của sự tái sinh, sinh sôi, nảy nở.

- Thỏ phục sinh: Đối với những người theo đạo Kitô giáo, thỏ phục sinh là con vật mang đến những quả trứng phục sinh - một trong những biểu tượng tinh túy của lễ Phục sinh. Thỏ có khả năng sinh sản nhanh và được xem là biểu tượng cho sự sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lễ Phục sinh có kiêng việc xác không? Tại sao Lễ Phục Sinh lại có thỏ và trứng? Lễ Phục sinh có phải ngày lễ lớn?

Lễ Phục sinh có kiêng việc xác không? Tại sao Lễ Phục Sinh lại có thỏ và trứng? (Hình từ Internet)

Lễ Phục sinh có thuộc các ngày lễ lớn trong năm không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, có 08 ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945).

(8) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Lễ Phục sinh không thuộc các ngày lễ lớn trong nước theo quy định.

Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là gì?

Tại khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có giải thích: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

(1) Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;

- Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

- Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

Cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

(2) Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp (1) được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại mục (1) và các điều kiện sau đây:

- Có giáo lý, giáo luật;

- Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

Lễ Phục sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tin giờ Lễ Phục sinh tại các giáo xứ ở TP Hồ Chí Minh chi tiết? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?
Pháp luật
Tuần Bát nhật Phục sinh có mấy ngày? Tuần Bát Nhật Phục Sinh 2025? Tuần Bát Nhật Phục Sinh là gì?
Pháp luật
Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
Pháp luật
Cách tính ngày lễ Phục Sinh? Ngày lễ Phục sinh là ngày nào? Phục sinh nghĩa là gì? Lễ Phục sinh có được nghỉ làm?
Pháp luật
Lễ vọng Phục sinh có thay lễ chủ nhật không? Lễ vọng Phục sinh là gì? Nghi thức Lễ vọng Phục sinh?
Pháp luật
Lời chúc Lễ Phục sinh hay, ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc Lễ Phục sinh cho tất cả mọi người? Lễ phục sinh có phải lễ lớn?
Pháp luật
Lễ Phục Sinh rơi vào thứ mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục Sinh là gì? Lễ Phục sinh có trùng với hạn nộp thuế thu nhập cá nhân tháng 3 không?
Pháp luật
Ngày lễ Phục sinh tiếng anh là gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Phục sinh không?
Pháp luật
Lễ Phục sinh có kiêng việc xác không? Tại sao Lễ Phục Sinh lại có thỏ và trứng? Lễ Phục sinh có phải ngày lễ lớn?
Pháp luật
Món ăn trong dịp lễ Phục Sinh ở các nước trên thế giới? Lễ Phục Sinh có phải là lễ lớn ở Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Phục sinh
56 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Phục sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Phục sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào