Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 mới nhất theo Thông báo 6150 đối với công chức, viên chức? Có đóng BHXH tháng đó không?
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 mới nhất theo Thông báo 6150 đối với công chức, viên chức?
Căn cứ quy định tại Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 quy định về việc nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 đối với công chức, viên chức như sau:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Công văn 8726/VPCP-KGVX ngày 26 tháng 11 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác thực hiện lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 như sau:
- Công chức, viên chức được nghỉ dịp lễ Quốc khánh năm 2025 từ thứ Bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ Ba ngày 02/9/2025 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh và 02 ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, công chức, viên chức được nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 từ thứ Bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ Ba ngày 02/9/2025 Dương lịch.
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 mới nhất theo Thông báo 6150 đối với công chức, viên chức? Có đóng BHXH tháng đó không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 nhưng vẫn hưởng nguyên lương không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ tết được hưởng nguyên lương.
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, người lao động được nghỉ làm việc 02 ngày hưởng nguyên lương vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2 9.
Nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 hai ngày thì có phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
+) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
- Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
.....
Như vậy, căn cứ quy định trên thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mới không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Hai ngày lễ này người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên lương. Do đó, nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 người lao động vẫn được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Viết đoạn văn suy nghĩ về việc bảo vệ động vật trên hành tinh lớp 6? Mẫu đoạn văn suy nghĩ về việc bảo vệ động vật trên hành tinh ra sao?
- Trở ngại khách quan trong vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có trả lại đơn khởi kiện trong vụ án dân sự khi có trở ngại khách quan không?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức nào? Trình tự thủ tục thanh lý theo Nghị định 84?
- 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng được quy định như thế nào?
- Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Điều kiện và thủ tục kết nạp đội viên?