Linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có được miễn thuế nhập khẩu theo quy định hiện nay không?
Linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có được miễn thuế xuất nhập khẩu?
Linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có được miễn thuế xuất nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Theo Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định các trường hợp miễn thuế bao gồm:
Miễn thuế
...
7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
....
Như vậy, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế xuất nhật khẩu.
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm như sau:
- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
- Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là khi nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
- Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan 2014 được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 1504/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chế độ chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp bộ máy tại TPHCM?
- Trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản có phải quyền của tổ chức thăm dò khoáng sản? Hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản gồm những gì?
- Số dân tái định cư đối với Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sơ bộ? 4 quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư?
- Khối Kỵ binh đi hướng nào trong lễ diễu binh diễu hành 2 9 2015 tại Hà Nội? Lễ diễu binh diễu hành 2 9 2025 ra sao?
- Bệnh Viêm gan vi rút B là bệnh gì? Chẩn đoán bệnh viêm gan vi rút B cấp như thế nào? Điều trị ra sao?