Lộ trình rước xá lợi Phật về Chùa Tam Chúc? Lịch trình rước xá lợi Phật Chùa Tam Chúc thế nào? Lịch chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?
Lộ trình rước xá lợi Phật về Chùa Tam Chúc? Lịch trình rước xá lợi Phật Chùa Tam Chúc thế nào?
Dự kiến Sáng 17/5/2025, Xá lợi Phật sẽ được cung tiễn từ chùa Quán Sứ (73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến chùa Tam Chúc (Thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam).
Lễ rước sẽ đi qua các cung đường trung tâm tỉnh. Lộ trình rước xá lợi Phật về Chùa Tam Chúc như sau:
Bắt đầu từ Trạm thu phí Liêm Tuyền về đường Lê Duẩn qua cầu Liêm Chính và đi theo các tuyến đường Lê Công Thanh –> đường Biên Hòa –> QL1A cũ –> đường Trần Phú –> cầu Châu Sơn –> đường Lý Thường Kiệt –> QL21B –> đường song hành Tam Chúc.
Sau đó, xá lợi sẽ được cung rước và tôn trí tại điện Tam Thế của chùa Tam Chúc.
Lưu ý: Thông tin "Lộ trình rước xá lợi Phật về Chùa Tam Chúc? Lịch trình rước xá lợi Phật Chùa Tam Chúc thế nào?" nêu trên chí mang tính chất tham khảo.
Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc như thế nào? Lịch chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?
Tham khảo "Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc như thế nào? Lịch chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?" dưới đây:
Thời gian: Bắt đầu từ 15h ngày 17/5/2025 đến 12h ngày 20/5/2025. Trong đó, từ sáng 18/5/2025 đến sáng 20/5/2025, khung giờ chiêm bái từ 5h30-22h. Địa điểm: Điện Tam Thế, chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. |
Lưu ý:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Lộ trình rước xá lợi Phật về Chùa Tam Chúc? Lịch trình rước xá lợi Phật Chùa Tam Chúc thế nào? Lịch chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc? (Hình từ Internet)
Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Vesak theo Kế hoạch 038 là gì?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Vesak 2025 như sau:
Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Ngày đản sinh của Đức Phật được Liên Hợp Quốc tổ chức hằng năm là lễ hội văn hóa tâm linh thế giới, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật Giáo vì hòa bình nhân loại.
Theo đó, Đại lễ Phật Đản Vesak PL.2569 của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức quy mô, trang nghiêm, trọng thể nhằm tôn vinh ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như một thông điệp Hòa Bình của Phật Giáo, góp phần chuyển hóa nhận thức của chúng sanh hướng đến giải thoát khổ đau trong thực tại.
Đại lễ Phật Đản năm nay diễn ra trong niềm hân hoan, phấn khởi cùng nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 80 năm ngày Quốc Khánh (02/9/1945 - 02/9/2025); lần thức IV Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững"










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số là trách nhiệm của cơ quan nào? Biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm những gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: Thẩm quyền phê duyệt đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác thuộc về ai?
- Sáng lập viên hợp tác xã là người nước ngoài được không? Hợp tác xã được phép có hơn 2 con dấu không?
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu không?
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?