Loài đặc hữu là gì? Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam?

Loài đặc hữu là gì? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam? Chỉ tiêu kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? Quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam là gì?

Loài đặc hữu là gì?

Căn cứ theo khoản 16 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về loài đặc hữu như sau:

Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

Loài đặc hữu là gì? Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam?

Loài đặc hữu là gì? Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BTNMT, chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu được quy định như sau:

Chỉ tiêu kiểm kê danh sách các loài đặc hữu

(1) Danh mục các loài đặc hữu: danh sách các loài chỉ xuất hiện hoặc đặc trưng tại mỗi khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao.

(2) Số lượng quần thể các loài đặc hữu: số lượng quần thể độc lập của từng loài thuộc Danh mục các loài đặc hữu tại khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao.

(3) Số lượng cá thể các loài đặc hữu: số lượng cá thể của từng loài thuộc Danh mục các loài đặc hữu tại khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao.

Quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu

- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm kê loài thuộc danh mục các loài đặc hữu;

- Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để thực hiện kiểm kê. Đối với thực vật rừng sử dụng phương pháp thực hiện theo quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với từng nhóm loài động vật sử dụng phương pháp thực hiện như sau:

- Đối với loài thú: Điều tra thành phần loài: phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra theo tuyến; phương pháp điều tra khảo sát ven sông; phương pháp điều tra khảo sát trong đêm bằng đèn pin; phương pháp điều tra theo tiếng kêu; phương pháp điều tra qua dấu vết; phương pháp bắt thả thú bằng bẫy; phương pháp điều tra theo điểm; phương pháp bẫy ảnh; phương pháp âm sinh học.

Điều tra xác định số lượng: phương pháp tần suất bắt gặp; phương pháp đếm toàn bộ thú trong khu vực điều tra; phương pháp xác định số lượng theo tiếng kêu; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể với số liệu điều tra trên tuyến có bề ngang cố định; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể từ số liệu điều tra trên tuyến với bề ngang không cố định; phương pháp đánh dấu - thả - bắt lại; phương pháp tính số lượng theo dấu chân; phương pháp tính số lượng dựa trên lượng phân thải;

- Đối với loài chim: Điều tra thành phần loài: phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra theo tuyến; phương pháp điều tra theo điểm; phương pháp bắt thả chim bằng lưới mờ; phương pháp bẫy ảnh; phương pháp âm sinh học.

Điều tra xác định số lượng: phương pháp tính tần suất bắt gặp; phương pháp đếm số lượng cá thể; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể từ số liệu điều tra trên tuyến với bề ngang không cố định;

- Đối với loài bò sát: Điều tra thành phần loài: phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra theo tuyến; phương pháp điều tra theo điểm. Điều tra xác định số lượng: phương pháp tính mức độ phong phú; phương pháp tính tần suất bắt gặp; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể với số liệu điều tra trên tuyến có bề ngang cố định; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể từ số liệu điều tra trên tuyến với bề ngang không cố định; phương pháp tính số lượng theo điểm, ô khảo sát; phương pháp bắt - thả - bắt lại;

- Đối với loài lưỡng cư: Điều tra thành phần loài: phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra theo tuyến; phương pháp điều tra theo điểm; phương pháp thu âm tiếng kêu; phương pháp thu thập mẫu eDNA (phương pháp phân tích ADN môi trường).

Điều tra mật độ và số lượng cá thể trong quần thể: phương pháp đếm số lượng theo tuyến khảo sát; phương pháp đánh dấu - bắt lại;

- Đối với loài cá: Điều tra thành phần loài: phương pháp thu thập mẫu và phân tích xác định thành phần loài. Điều tra xác định trữ lượng quần thể: phương pháp đánh dấu - bắt lại; phương pháp dựa vào diện tích quét của lưới kéo;

- Đối với động vật đáy: Động vật đáy ở các thủy vực nước ngọt: phương pháp thu mẫu bán định lượng động vật đáy ở suối nông bằng vợt tay và cào đáy; phương pháp thu mẫu định lượng động vật đáy ở suối nhỏ bằng khung Surber và ở thủy vực sâu có nền đáy mềm bằng gầu Ponar. Động vật đáy ở vùng biển có nền đáy mềm: phương pháp lưới cào trượt đáy; phương pháp gầu; phương pháp lưới cào đáy; phương pháp lưới rà đáy.

3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam?

Tham khảo 3 loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam dưới đây:

Tên

Đặc điểm

Hình ảnh

Cheo cheo Nam Dương (Tragulus javanicus)

Là loài thú móng guốc nhỏ nhất trong họ Cheo cheo Tragulus, thuộc bộ ngón chẵn Artiodactyla. Đặc điểm nhận dạng của Cheo cheo Nam dương là chân dài khoảng 40 - 50cm; trọng lượng trung bình 1,3 - 2,3kg. Bề ngoài nhìn hơi giống hoẵng. Cả con đực và con cái đều không có sừng. Bộ lông ngắn, mịn, đồng màu nâu đỏ ở mặt trên và mặt bên, thẫm ở dọc giữa lưng, nhạt dần ở hai bên, dọc gáy có vệt lông đen.

Loài đặc hữu là gì? Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam?

Trĩ sao (Rheinardia ocellata)

Trĩ sao (Rheinardia ocellata) là loài duy nhất của chi Rheinardia. Loài này có kích thước dài tới 235cm, bộ lông có màu vàng da bò và đen với các đốm nâu sẫm, mống mắt màu nâu và có lớp da màu xanh lam xung quanh mắt, mỏ màu đỏ. Đầu của loài chim này nhỏ, có lông vũ màu trắng dựng đứng tại khu vực mào. Trĩ sao trống có đuôi thuôn dài và rộng bản với 12 lông vũ dài gần tới 2 mét và nó được coi là các lông vũ dài nhất trong số các loài chim sống hoang dã trong một thời gian dài. Trĩ sao mái có vẻ ngoài gần tương tự con trống, khác biệt là mào và đuôi ngắn hơn.

Loài đặc hữu là gì? Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam?

Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis)

Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), còn gọi là hoẵng, kỉ, mễn hay mễn là một loài thuộc thuộc chi Muntiacus, họ hươu nai Cervidae. Đây là một trong những loài mang nhỏ nhất, nặng khoảng 14 - 20kg. Có lớp lông mịn màu vàng nâu hoặc vàng rỉ sắt. Bốn chân mảnh khảnh. Đuôi mập. Con đực có sừng ngắn không phân nhánh.

Loài đặc hữu là gì? Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam?

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Loài đặc hữu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Loài đặc hữu là gì? Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Loài đặc hữu
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Loài đặc hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Loài đặc hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào