Lời chúc Đại lễ phật đản? Lời chúc lễ Phật đản? Chủ đề Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc là gì?
Lời chúc Đại lễ phật đản? Lời chúc lễ Phật đản? Chủ đề Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc là gì?
Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được Phật giáo tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật và theo đề nghị của 34 quốc gia theo Phật giáo trên thế giới, ngày 15/12/1999 Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Phật đản là một lễ hội văn hóa tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc (Vesak), là ngày Đại lễ kỷ niệm Đức Bổn sư Thích ca đản sinh thành đạo và nhập Niết bàn (hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp). Từ năm 2000 trở đi, những hoạt động kỷ niệm lễ Phật đản Liên Hiệp quốc (Vesak) sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới và được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch. |
Lời chúc Đại lễ phật đản? Lời chúc lễ Phật đản?
Tham khảo Lời chúc Đại lễ phật đản - Lời chúc lễ Phật đản
1. Chúc mừng Đại lễ phật đản! Hy vọng mỗi người chúng ta đều sẽ tìm thấy ánh sáng giác ngộ trong cuộc sống. 2. Kính mừng ngày Đức Phật ra đời. Nguyện cầu cho mọi người luôn sống trong ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi. 3. Kính mừng Đại Lễ Phật, chúc mọi người vạn sự cát tường. 4. Chúc mừng Đại lễ Phật Đản 2025 viên thành. Nguyện cầu cho ánh sáng từ bi, trí tuệ soi chiếu đến muôn nơi. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 5. Nhân ngày Đại lễ Phật đản – Vesak 2025, Kính chúc mọi người vô lượng cát tường, thành tựu viên mãn. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật |
Chủ đề Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc là gì?
Theo Thông bạch 41/TB-HĐTS năm 2025 về việc Hướng dẫn tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tải về thì:
Chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025 là "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Lời chúc Đại lễ phật đản? Lời chúc lễ Phật đản? Chủ đề Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc là gì? (Hình từ Internet)
Chương trình Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc ngày 15 4 âm lịch Ất Tỵ thế nào?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì Chương trình Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc ngày 15 4 âm lịch Ất Tỵ (tức 12/5/2025 dương lịch) như sau:
Địa điểm: Việt Nam Quốc Tự tại số 242 - 244 đường 3 Tháng 2, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đúng 4 giờ: Tất cả cơ sở tự viện toàn Thành phố, đồng loạt trang nghiêm cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước lễ Đản sinh.
- Từ 5 giờ: Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử TP.Thủ Đức và 21 quận huyện tập trung về lễ đài chính của GHPGVN Thành phố để tham dự Đại lễ.
- Đúng 6 giờ: Đại lễ Phật đản chính thức bắt đầu với chương trình:
1. Cung thỉnh chư tôn đức giáo phẩm, quan khách quang lâm lễ đài.
2. Tuyên bố lý do, thông qua chương trình, giới thiệu thành phần tham dự
3. Niệm Phật cầu gia bị.
4. Chào Quốc kỳ - Đạo kỳ.
5. Phút nhập Từ bi quán.
6. Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
7. Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 của Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
8. Thông điệp Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
9. Phát biểu của lãnh đạo TP.HCM.
10. Nghi thức cúng dường Phật đản:
- Cử ba hồi chuông trống Bát-nhã rước lễ Đản sanh;
- Niệm hương;
- Tụng kinh Khánh đản.
11. Trao bảng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo”, “Vì biển đảo quê hương, vì tuyến đầu tổ quốc” TP.HCM năm 2025.
12. Cảm tạ của Ban Tổ chức.
13. Hồi hướng.
* Lưu ý:
- Chư tôn đức Tăng, Ni trang nghiêm Y hậu, Phật tử mặc áo tràng suốt thời gian cử hành lễ.
- Ban Trị sự GHPGVN Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức quy định; mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn tự trang nghiêm trong khi hành lễ, sau khi hoàn mãn, Tăng Ni, Phật tử trở về địa phương tiếp tục tham dự Đại lễ do Giáo hội và các tự viện tổ chức.
Đại lễ phật đản có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Đại lễ phật đản không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày mấy? Trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội?
- Công văn 500/TTg-KSTT phân định thẩm quyền giải quyết TTHC của cấp huyện ra sao? Tải về Công văn 500?
- Nghị định 77 xác lập quyền sở hữu toàn dân có áp dụng đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa không?
- Trăng lưỡi liềm đỏ là gì? Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động có được nghỉ làm không?