Lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình cảm động? Người lao động có được nghỉ làm Ngày Quốc tế Gia đình không?
Lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình cảm động? Lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình ý nghĩa?
Tham khảo qua những lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình cảm động, lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình ý nghĩa dưới đây:
(1) Hôm nay là Ngày Quốc tế Gia đình 15 tháng 5, con xin chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già; (2) Con được biết ngày 15 tháng 5 hằng năm là ngày Quốc tế Gia đình, hôm nay con chúc ông bà thật nhiều sức khỏe, gia đình mình thật hạnh phúc, con yêu ông bà ạ; (3) Ông bà là người mà con kính trọng và yêu quý nhất, hôm nay là ngày Quốc tế Gia đình con cầu mong ông bà luôn sống khỏe và yêu thương chúng con nhiều hơn nữa. ... Tải về Tham khảo thêm những lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình tại đây. |
Lưu ý: Thông tin "Lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình cảm động? Lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình ý nghĩa?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Lời chúc tặng ông bà Ngày Quốc tế Gia đình cảm động? Người lao động có được nghỉ làm Ngày Quốc tế Gia đình không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm Ngày Quốc tế Gia đình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về những ngày nghỉ lễ tết của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày Quốc tế Gia đình không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, trong trường hợp ngày Quốc tế Gia đình rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Ngoài ra, trường hợp ngày Quốc tế Gia đình không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.
Ông bà nội ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ thế nào đối với con cháu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội ông bà ngoại và cháu như sau:
Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Theo đó, ông bà nội ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chùa Pháp Hoa thả Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản thời gian nào? Thả đèn Hoa Đăng mang ý nghĩa thế nào?
- Chủ tịch UBND cấp xã có xử lý tin báo hành vi bạo lực gia đình không? Quy trình xử lý tin báo về bạo lực gia đình?
- Cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí nào?
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp không?
- Tổng hợp lời nhận xét năng lực phẩm chất cuối kì 2 theo Thông tư 27? Lời nhận xét phẩm chất năng lực theo Thông tư 27?