Lòng se điếu còn có tên gọi khác là gì? Giá lòng se điếu có mắc không? Người bán lòng se điếu cần phải tuân thủ quy định gì?
Lòng se điếu còn có tên gọi khác là gì? Giá lòng se điếu có mắc không?
Lòng se điếu là một loại lòng đặc biệt của con heo, nó không giống như các loại lòng thông thường mà mọi người hay mua. Loại lòng này chỉ có ở những con heo cái sống lâu năm và gầy yếu, khi đó lớp lòng bên trong sẽ có hình dạng giống như những chiếc ống se điếu mà người ta hay dùng để hút thuốc lào.
Người miền Bắc thường gọi là lòng se điếu, người miền Nam gọi là phèo 2 da.
Giá lòng se điếu rất đắt đỏ bởi nó rất hiếm và không phải con heo nào cũng có lòng se điếu. Như đã nói, lòng se điếu chỉ có ở những con heo cái sống lâu năm và gầy yếu. Tuy nhiên, nó cũng chỉ có 1 đoạn và không phải cứ con heo cái nào sống lâu năm và gầy yếu thì đều có lòng se điếu.
Ngoài ra, hầu hết hiện nay đều nuôi heo theo phương thức trang trại tập trung và đảm bảo thức ăn đầy đủ nên khó mà có heo cái lâu năm và gầy yếu.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Lòng se điếu còn có tên gọi khác là gì? Giá lòng se điếu có mắc không? Người bán lòng se điếu cần phải tuân thủ quy định gì? (Hình từ Internet)
Người bán lòng se điếu cần phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ như sau:
- Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Như vậy, người bán lòng se điếu cần phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm được nêu trên.
Bán lòng se điếu nhiễm chất độc bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại hoặc có chất, dược chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
....
Như vậy, cá nhân bán lòng se điếu nhiễm chất độc hại thì có thể bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và tổ chức bán lòng se điếu nhiễm chất độc hại thì có thể bị phạt từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng
Ngoài ra, mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ một số trường hợp được nêu tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao?
- Lịch bắn pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 bắn pháo hoa mấy giờ, ở đâu?
- Hải Phòng diễu binh hay diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng? Ngày 11 5 diễu hành hay diễu binh Hải Phòng?
- Văn bản là căn cứ để rà soát là gì? Xác định văn bản là căn cứ để rà soát như thế nào theo quy định pháp luật?
- 3 cách lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp là gì? Thời gian lấy ý kiến sửa Hiến pháp khi nào theo Kế hoạch 05?