Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp không?
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp không?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung cơ bản về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật này không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
Theo đó, Hiện nay Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 là văn bản quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung cơ bản về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 hiện hành không có quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp không? (Hình từ Internet)
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới nhất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành được pháp luật quy định, cụ thể như sau:
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
(10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Việc đề nghị, quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như thế nào trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Việc đề nghị, quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện trước hoặc trong quá trình xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trường hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này khi được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn thì không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách.
3. Văn bản đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm các nội dung sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành, trong đó nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn, dự báo tác động tiêu cực đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết;
b) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
c) Dự kiến nội dung chính của văn bản quy phạm pháp luật;
d) Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.
4. Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:
a) Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo;
b) Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đăng tải dự thảo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; có thể lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và thực hiện truyền thông nội dung dự thảo. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến ít nhất là 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia góp ý kiến.
...
Như vậy, đối với việc đề nghị, quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn sẽ được thực hiện trước hoặc trong quá trình xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy cách phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông theo quy định? Hướng dẫn ghi phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông quốc gia?
- Top 3 bài văn khoảng 400 chữ phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần như thế nào?
- Đề thi cuối kì học 2 môn Toán 8 Kết nối tri thức 2025 có đáp án? Tải file Đề thi cuối kì học 2 môn Toán 8 kèm hướng dẫn giải đề siêu chi tiết?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 8 5 2025? Chi tiết màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 8 5 2025 thế nào?
- STT cảm ơn mẹ, bà nhân ngày của Mẹ 11 5 hay, chân thành? Con cái có nghĩa vụ gì đối với mẹ trong ngày của Mẹ?