Lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm mấy quân đoàn? Gồm các đơn vị nào?

Lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm mấy quân đoàn? Gồm các đơn vị nào? Thẩm quyền chỉ đạo đài Phát thanh Truyền hình địa phương phát sóng các phim tài liệu, phóng sự về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?

Lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm mấy quân đoàn?

Căn cứ theo Mục 5 Phần II Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) ban hành kèm theo Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 quy định:

II. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA DÂN TỘC
...
5. Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến năm 1975
...
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 - 30/4/1975)
Sau một tháng Tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, liên tục, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện cả về chính trị và quân sự. Trong khi đó, địch bị mất toàn bộ Quân khu 1, Quân khu 2, một nửa sinh lực của Quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt, rơi vào tình thế đi đến tan rã hầu như không cứu vãn nổi. Chúng ra sức tổ chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể làm điều kiện mặc cả đối với ta. Sau khi lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa nhưng đều bị ta đập tan; quân đội ngụy Sài Gòn tập trung xây dựng tuyến phòng thủ cuối cùng là Sài Gòn - Gia Định.
Từ nhận định dù Mỹ có chi viện cũng không cứu vãn được sự sụp đổ của quân ngụy, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975, trước mùa mưa, không thể để chậm. Ngày 07/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh ra lệnh động viên “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ thời gian từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”[7]. Ngày 14/4/1975, theo đề nghị của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh chiến dịch và Quân ủy Trung ương, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Các lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch lịch sử gồm 4 quân đoàn (1,2,3,4) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn), các đơn vị binh chủng tăng - thiết giáp, đặc công, công binh, thông tin, pháo binh, không quân, hải quân với đầy đủ binh khí kỹ thuật cùng các đơn vị biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích chuẩn bị tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
...

Như vậy, các lực lượng chiến lượng của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử gồm 4 quân đoàn (1,2,3,4) Đoàn 232 (tương đương quân đoàn), các đơn vị binh chủng tăng - thiết giáp, đặc công, công binh, thông tin, pháo binh, không quân, hải quân với đầy đủ binh khí kỹ thuật cùng các đơn vị biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích chuẩn bị tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm mấy quân đoàn? Gồm các đơn vị nào?

Lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm mấy quân đoàn? Gồm các đơn vị nào? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền chỉ đạo đài Phát thanh Truyền hình địa phương phát sóng các phim tài liệu, phóng sự về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?

Căn cứ theo Mục 4 Phần IV Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) quy định như sau:

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
4. Ban tuyên giáo và dân vận các tỉnh ủy, thành ủy, đảng bộ trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương
- Tham mưu cho cấp ủy tổ chức các hình thức kỷ niệm phù hợp; căn cứ vào hướng dẫn và đề cương của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương xây dựng hướng dẫn, đề cương hoặc tài liệu tuyên truyền về sự kiện đến cơ sở.
- Chỉ đạo đài Phát thanh - Truyền hình địa phương phối hợp với Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng và phát sóng các phim tài liệu, phóng sự về chiến thắng của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố vận động, khích lệ văn nghệ sĩ, đội ngũ phóng viên bám sát thực tiễn, sáng tác mới, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, ý chí quyết thắng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tổ chức tốt các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước bám sát theo Kế hoạch số 390- KH/BTGTW ngày 15/11/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác cổ động tuyên truyền trực quan, nhất là trang trí cờ Đảng, cờ Tổ quốc trên đường phố, khu dân cư; thông tin trên các bảng điện tử, pa nô, áp phích, khẩu hiệu bảo đảm tính thời sự, ý nghĩa của sự kiện.

Như vậy, Ban tuyên giáo và dân vận các tỉnh ủy, thành ủy, đảng bộ trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương chỉ đạo đài Phát thanh - Truyền hình địa phương phối hợp với Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng và phát sóng các phim tài liệu, phóng sự về chiến thắng của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ngày Giải phóng miền Nam 30 4 có phải ngày lễ lớn tại Việt Nam?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975) là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.

Ngày Giải phóng miền Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm mấy quân đoàn? Gồm các đơn vị nào?
Pháp luật
Bài viết về 30 4 và 1 5 hay nhất 2025? Cảm nghĩ của em về ngày 30 4 và 1 5 ngắn gọn? Bài văn viết về ngày 30 4?
Pháp luật
Gợi ý vị trí xem toàn bộ diễu binh, bắn đại bác và trình diễn không quân ngày 30 4? Có mấy hướng diễu binh?
Pháp luật
Giải phóng miền Nam: Quần đảo Trường Sa giành lại chủ quyền vào ngày nào? 23 Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Giải phóng miền Nam?
Pháp luật
Ngày giải phóng Miền Nam: 30+ món đồ nên mang theo khi đi xem diễu binh ngày Giải phóng Miền Nam?
Pháp luật
Ca dao tục ngữ về ngày 30 4 hay nhất? Ngày 30 4 ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước có được nghỉ làm?
Pháp luật
Tuyến đường diễu binh, diễu hành ngày 30 4 tại TP HCM? Lộ trình diễu binh ngày 30 4? Khẩu hiệu tuyên truyền ngày 30 4?
Pháp luật
Lịch diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025 tại TP Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Giải Phóng miền Nam: Chiến dịch Tây nguyên mở đầu bằng trận đánh nào? Tiến hành vào thời gian nào?
Pháp luật
Ngày Giải phóng Miền Nam: 5 quy định về xây dựng phim tài liệu tuyên truyền về sự kiện Ngày Giải phóng Miền Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Giải phóng miền Nam
4 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào