Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có được báo cáo vượt cấp lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có được báo cáo vượt cấp lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật Đê điều 2006 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có các quyền hạn sau:
- Là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều thuộc mọi nguồn vốn.
- Lập biên bản vi phạm hành chính, buộc chấm dứt hành vi vi phạm và chuyển ngay đến người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt
- Được báo cáo vượt cấp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong trường hợp khẩn cấp, có nguy cơ vỡ đê
Như vậy, lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được báo cáo vượt cấp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong trường hợp khẩn cấp, có nguy cơ vỡ đê.
Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có được báo cáo vượt cấp lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều theo quy định mới nhất?
Căn cứ quy định tại Điều 40 Luật Đê điều 2006 lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có các trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật do thiếu trách nhiệm dẫn đến vỡ đê trong các trường hợp sau đây:
+) Công chức, viên chức trực tiếp quản lý đê không phát hiện kịp thời sự cố hư hỏng đê điều hoặc báo cáo chậm, báo cáo không trung thực, không đề xuất kịp thời các biện pháp kỹ thuật xử lý giờ đầu sự cố đê điều;
+) Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý đê không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không kiểm tra, đôn đốc công việc đã giao cho công chức, viên chức quản lý đê.
- Liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát để các đơn vị thi công làm sai thiết kế kỹ thuật xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; thiếu giám sát để tổ chức, cá nhân làm sai các nội dung trong giấy phép liên quan đến sự an toàn của đê điều và thoát lũ.
- Khi thi hành công vụ, công chức, viên chức lực lượng chuyên trách quản lý đê điều phải mặc sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và đeo thẻ.
Như vậy, lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có các trách nhiệm được nêu trên.
Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có nhiệm vụ tham mưu không?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Đê điều 2006 nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều bao gồm:
- Nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều bao gồm:
+) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều;
+) Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều;
+) Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống lũ, lụt, bão;
+) Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
+) Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;
+) Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều.
- Nhiệm vụ tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều bao gồm:
+) Tuần tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
+) Đề xuất phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu sự cố đê điều;
+) Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều;
+) Hướng dẫn xử lý kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.
- Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:
+) Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;
+) Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
+) Xử lý sự cố đê điều;
+) Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
+) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.
- Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm:
+) Kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư;
+) Việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều;
+) Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
- Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.
Như vậy, lực lượng chuyên trách quản lý đê điều chỉ tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:
- Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;
- Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
- Xử lý sự cố đê điều;
- Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
- Mục tiêu chung của tuyên truyền cải cách hành chính theo Quyết định 049 là gì? Tuyên truyền cải cách hành chính thực hiện qua hình thức nào?
- Cục Bản quyền tác giả thuộc cơ quan nào? Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng không theo Quyết định 693?
- Cục Xuất nhập khẩu có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh không? Trụ sở chính của Cục Xuất nhập khẩu?