Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 1? Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 để được xét thăng hạng lên hạng 1?
Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 1?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
1. Chức danh điều dưỡng, bao gồm:
a) Điều dưỡng hạng I, mã số: V.08.05.31;
b) Điều dưỡng hạng II, mã số: V.08.05.11;
c) Điều dưỡng hạng III, mã số: V.08.05.12;
d) Điều dưỡng hạng IV, mã số: V.08.05.13.
2. Chức danh hộ sinh, bao gồm:
a) Hộ sinh hạng II, mã số: V.08.06.14;
b) Hộ sinh hạng III, mã số: V.08.06.15;
c) Hộ sinh hạng IV, mã số: V.08.06.16.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 1 là V.08.05.31.
Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 1? Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 để được xét thăng hạng lên điều dưỡng hạng 1? (Hình từ Internet)
Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 để được xét thăng hạng lên hạng 1?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Điều dưỡng hạng I - Mã số: V.08.05.31
...
3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:
a) Có hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Có năng lực chủ trì tổ chức thực hiện danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng;
c) Có năng lực chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ (hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Như vậy, để được xét thăng hạng lên điều dưỡng hạng 1 thì viên chức phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm.
Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Điều dưỡng hạng 1 có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của điều dưỡng hạng 1 được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BYT như sau:
(1) Chăm sóc người bệnh:
- Chủ trì, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Chủ trì triển khai kỹ thuật mới trong chăm sóc điều dưỡng;
- Chủ trì, tổ chức chăm sóc, theo dõi người bệnh; khám, nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc, lập kế hoạch, ra chỉ định và thực hiện chăm sóc, đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Tổ chức cấp cứu ban đầu, cấp cứu ngoại viện và cấp cứu chuyên khoa thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Chủ trì hội chẩn về chăm sóc điều dưỡng thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Chủ trì giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh trong phạm vi chuyên môn được phân công;
- Chủ trì, tổ chức chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia.
(2) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:
- Chủ trì lập kế hoạch, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế chăm sóc điều dưỡng;
- Chủ trì, tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Chủ trì, tổ chức tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.
(3) Chủ trì, tổ chức quản lý, hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế phục vụ chăm sóc điều dưỡng trong phạm vi chuyên môn được phân công;
(4) Chủ trì, tổ chức chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng, triển khai phòng chống dịch trong phạm vi chuyên môn được phân công;
(5) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:
- Chủ trì, tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc áp dụng trong phạm vi cả nước;
- Chủ trì, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực điều dưỡng phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh;
- Chủ trì, tham gia tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn điều dưỡng;
- Tham gia nghiên cứu, cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách về lĩnh vực chuyên môn được phân công.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh giản biên chế và cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh trong thời hạn 05 năm theo Công văn 03 đúng không?
- MB Bank chi nhánh TP HCM tuyển dụng Thực tập sinh năm 2025 như thế nào? Thời gian và địa điểm làm việc cụ thể ra sao?
- Phong trào thi đua Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo Quyết định 923 QĐ TTg 2025 ra sao?
- Cách xử trí khi bị sứa lửa cắn? Sứa lửa thường xuất hiện vào mùa nào? Tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì?
- Tổng hợp các di tích lịch sử ở Hà Nội? Giá vé, thời gian mở cửa? Được công nhận là di tích lịch sử khi nào?