Mã số chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 2 là gì? Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức hộ sinh hạng 2?
Mã số chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 2 là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
1. Chức danh điều dưỡng, bao gồm:
a) Điều dưỡng hạng I, mã số: V.08.05.31;
b) Điều dưỡng hạng II, mã số: V.08.05.11;
c) Điều dưỡng hạng III, mã số: V.08.05.12;
d) Điều dưỡng hạng IV, mã số: V.08.05.13.
2. Chức danh hộ sinh, bao gồm:
a) Hộ sinh hạng II, mã số: V.08.06.14;
b) Hộ sinh hạng III, mã số: V.08.06.15;
c) Hộ sinh hạng IV, mã số: V.08.06.16.
3. Chức danh kỹ thuật y, bao gồm:
a) Kỹ thuật y hạng I, mã số: V.08.07.32;
b) Kỹ thuật y hạng II, mã số: V.08.07.17;
c) Kỹ thuật y hạng III, mã số: V.08.07.18;
d) Kỹ thuật y hạng IV, mã số: V.08.07.19.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mã số chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 2 là V.08.06.14.
Mã số chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 2 là gì? Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức hộ sinh hạng 2? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của viên chức hộ sinh hạng 2 là gì theo quy định?
Nhiệm vụ của viên chức hộ sinh hạng 2 được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2025/TT-BYT như sau:
(1) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh hộ sinh phù hợp với phạm vi chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ: khám, nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng; lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc; ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp;
- Tổ chức, triển khai các kỹ thuật mới trong chăm sóc trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh.
(2) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:
- Tổ chức lập kế hoạch, khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;
- Tổ chức lập kế hoạch, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;
- Tổ chức quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng;
- Tổ chức chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia;
(3) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực hộ sinh;
- Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực hộ sinh;
- Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu trong lĩnh vực hộ sinh;
- Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ hộ sinh phù hợp.
(4) Tổ chức quản lý, hướng dẫn, sử dụng thiết bị y tế phục vụ chăm sóc hộ sinh trong phạm vi chuyên môn được phân công;
(5) Tổ chức chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật hộ sinh, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được phân công;
(6) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn hộ sinh; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc hộ sinh;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực hộ sinh phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh;
- Tổ chức, tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn hộ sinh;
- Tham gia nghiên cứu, cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách về lĩnh vực chuyên môn được phân công.
Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức hộ sinh hạng 2 là gì?
Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức hộ sinh hạng 2 được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 02/2025/TT-BYT như sau:
- Có hiểu biết quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Thực hiện thành thạo danh mục chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh;
- Có hiểu biết về nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;
- Có hiểu biết và áp dụng kỹ năng quản lý và năng lực phát triển nghề nghiệp;
- Có năng lực chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ (hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỷ lệ trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên là bao nhiêu %?
- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là gì? Trung tâm Thông tin tín dụng có thuộc Ngân hàng Nhà nước không?
- Mẫu biên bản xác nhận khối lượng thi công xây dựng? Tải mẫu biên bản xác nhận khối lượng mới nhất?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước mới nhất gồm những đơn vị nào theo Nghị định 26?
- Cục Xúc tiến thương mại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì? Các tổ chức sự nghiệp thuộc Cục gồm những gì?