Mâm cúng rằm tháng 4? Cúng rằm tháng 4 cần những gì? Mâm chay cúng rằm tháng 4? Cúng rằm tháng 4 có phải là hoạt động tín ngưỡng?
Mâm cúng rằm tháng 4? Cúng rằm tháng 4 cần những gì? Mâm chay cúng rằm tháng 4?
>>> Bài cúng rằm tháng 4 thần tài
>>> Cúng rằm tháng 4 giờ nào tốt
>>> Bài cúng rằm tháng 4 ngoài sân
Rằm tháng 4 âm lịch (tức ngày 15/4/2025) là ngày Lễ Phật đản, một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, vào ngày rằm nhiều gia đình thường làm những mâm cúng chay dâng lên gia tiên, thần linh với ước nguyện cầu bình an, may mắn cho gia đình và người thân.
Mâm chay cúng rằm tháng 4 cần chuẩn bị gồm có:
- Hoa cúng: Chọn hoa cúc và hoa hồng (ngoài ra có thể dùng hoa đồng tiền, hoa sen, hoa mẫu đơn...).
- Hương: Ba nén hương được thắp lên để tượng trưng cho Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
- Trầu cau: Chuẩn bị cả lá và quả. Đây chính là biểu tượng của lòng thành tín và sự giao hòa.
- Nước sạch.
- Mâm ngũ quả: Đại diện cho ngũ hành, mâm ngũ quả cần đủ màu sắc, thể hiện sự cân bằng và hòa hợp.
- Mâm cỗ chay: Dịp lễ này thường kiêng kỵ sát sinh, do đó, mâm cỗ chay trở thành phần không thể thiếu. Một số món chay thường có trong mâm cúng rằm như: Xôi gấc, xôi đậu xanh, chè, chả lụa chay, canh chay thập cẩm, nem rán chay, đậu hũ kho nấm, miến xào chay...
Tham khảo hình ảnh một số mâm cúng rằm tháng 4 dưới đây:
Lưu ý: Thông tin "Mâm cúng rằm tháng 4? Cúng rằm tháng 4 cần những gì? Mâm chay cúng rằm tháng 4?" chỉ mang tính chất tham khảo
Mâm cúng rằm tháng 4? Cúng rằm tháng 4 cần những gì? Mâm chay cúng rằm tháng 4? (Hình từ Internet)
Thắp hương, đốt vàng mã cúng Rằm tháng 4 có bị phạt không?
Hiện tại pháp luật không có quy định nào cấm người dân không được thắp hương, đốt vàng mã.
Tuy nhiên, việc thắp hương, đốt vàng mã cúng Rằm tháng 4 có bị phạt hay không thì căn cứ vào Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên nếu cá nhân thắp hương, đốt vàng mã cúng rằm tháng 4 không đúng nơi quy định thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Cúng rằm tháng 4 có phải là hoạt động tín ngưỡng không?
Để biết việc cúng rằm tháng 4 có phải là hoạt động tín ngưỡng không thì căn cứ Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
...
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
...
10. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
11. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
...
Theo đó, tín ngưỡng được giải thích là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Và hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Trong khi đó, hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
Như vậy, có thể thấy việc cúng rằm tháng 4 là một hoạt động tín ngưỡng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 15 5 bắn pháo hoa tại Lễ hội Làng Sen? Tổ chức Lễ hội Làng Sen năm nay cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Những bài thơ chúc mừng sinh nhật Bác Hồ 19 5 hay nhất? Những bài thơ ngắn về Bác và thiếu nhi? Bài thơ về Bác Hồ ngắn?
- Lời nhận xét bài kiểm tra cuối kì 2 theo Thông tư 27 và Thông tư 22? Lời phê của giáo viên trong bài kiểm tra cuối học kì 2?
- Chí tâm đảnh lễ là gì? 05 Ý nghĩa của chí tâm đảnh lễ là gì? 06 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo là gì? Hành vi bị cấm trong tín ngưỡng tôn giáo?
- Quy chế chứng thực là gì? Quy chế chứng thực mẫu được pháp luật quy định như thế nào theo Nghị định 23?