Mẫu Báo cáo nhanh tai nạn điện? Trường hợp xảy ra tai nạn điện nghiêm trọng đến mức thảm họa được khắc phục như thế nào?
Mẫu Báo cáo nhanh tai nạn điện?
Mẫu Báo cáo nhanh tai nạn điện là mẫu số 01 thuộc Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 62/2025/NĐ-CP
Tải về Mẫu Báo cáo nhanh tai nạn điện
Mẫu Báo cáo nhanh tai nạn điện? Trường hợp xảy ra tai nạn điện nghiêm trọng đến mức thảm họa được khắc phục như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn điện nghiêm trọng đến mức thảm họa được khắc phục, xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định khắc phục sự cố, tai nạn điện trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn điện nghiêm trọng đến mức thảm họa như sau:
Khắc phục sự cố, tai nạn điện
1. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn điện, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý, khắc phục sự cố hệ thống điện theo quy định của pháp luật, cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
2. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn điện nghiêm trọng đến mức thảm họa thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng phó được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Theo đó, trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn điện nghiêm trọng đến mức thảm họa thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng phó được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực phải thực hiện báo cáo nhanh tai nạn điện chết người đến cơ quan nào? Trong bao lâu?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực phải thực hiện báo cáo nhanh tai nạn điện chết người như sau:
Chế độ báo cáo về an toàn điện và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực
1. Ngoài việc thực hiện khai báo tai nạn theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực phải báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) và Sở Công Thương tại địa phương cụ thể như sau:
a) Báo cáo nhanh tai nạn điện chết người trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra;
b) Báo cáo về an toàn điện và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực định kỳ hàng năm. Thời gian chốt số liệu báo cáo từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 10 tháng 01 năm sau.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Công Thương về tình hình an toàn điện và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực trên địa bàn định kỳ hàng năm trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
3. Nội dung báo cáo tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, Đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực phải thực hiện báo cáo nhanh tai nạn điện chết người trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra đến cơ quan cấp trên (nếu có) và Sở Công Thương tại địa phương.
Lưu ý: Căn cứ Điều 21 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng điện về bảo đảm an toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ như sau:
- Việc xây dựng, lắp đặt hệ thống cung cấp điện trong nhà ở, công trình phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về hệ thống điện trong nhà ở, công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy chuẩn kỹ thuật về kỹ thuật điện theo quy định pháp luật về điện lực.
- Khi ký hợp đồng mua bán điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ, tổ chức, cá nhân sử dụng điện phải đăng ký đầy đủ thông tin về hệ thống điện cho bên bán điện như sau:
+ Tổng nhu cầu công suất sử dụng điện của nhà ở, công trình theo thực tế sử dụng;
+ Bảng kê các thiết bị và công suất sử dụng điện trong nhà ở, công trình;
+ Các thiết bị bảo vệ chống quá dòng đối với hệ thống điện trong nhà ở, công trình.
- Lắp đặt, sử dụng thiết bị, dụng cụ điện phải bảo đảm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và tuân thủ hướng dẫn, bảo quản, bảo dưỡng của nhà sản xuất. Trong quá trình sử dụng điện, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống cung cấp điện từ sau công tơ mua điện đến tất cả các dây dẫn, thiết bị điện của mình; tổ chức sửa chữa, thay thế dây dẫn, thiết bị điện không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng. Khi nhu cầu sử dụng công suất tăng cao hơn so với đăng ký, tổ chức, cá nhân sử dụng điện phải thông báo cho bên bán điện để có phương án cấp điện phù hợp.
- Khi xảy ra sự cố chập, cháy hệ thống cung cấp điện trong nhà ở, công trình, tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trách nhiệm sau:
+ Cắt điện, có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây cháy lan sang đồ vật, trang thiết bị khác trong nhà ở, công trình; thực hiện cứu nạn, cứu hộ;
+ Kiểm tra nguyên nhân, khắc phục sự cố hệ thống cung cấp điện;
+ Trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý của mình, phải thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng liên quan tại địa phương, bên bán điện và các tổ chức, cá nhân xung quanh để phối hợp xử lý.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cơn bão mini là gì? Cơn bão mini khác gì cơn bão lớn thông thường? Xác định cấp độ rủi ro thiên tai thế nào?
- Tổng kết năm học 2025 vào ngày nào? Ngày bế giảng 2025 ngày nào? Bế giảng ngày bao nhiêu? Khi nào tổng kết năm học 2025?
- Mẫu Quyết định kết nạp đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Đức Giáo Hoàng là gì? Vai trò của Đức Giáo Hoàng? Ngày Đức Giáo Hoàng mới nhậm chức có được nghỉ làm?
- 3 Loại bản tin dự báo thời tiết hiện nay bao gồm những gì? Thời gian dự báo thời tiết kéo dài bao lâu?