Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản để bảo quản mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 77?
- Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản để bảo quản mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 77?
- Việc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản có phải lập thành biên bản tiếp nhận tài sản không?
- Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản là ai?
Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản để bảo quản mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 77?
Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản để bảo quản mới nhất hiện nay là mẫu số 06-BBBQ được ban hành kèm theo Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tải về Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản để bảo quản mới nhất hiện nay tại đây. Tải về
Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản để bảo quản mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 77? (Hình từ Internet)
Việc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản có phải lập thành biên bản tiếp nhận tài sản không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định về việc chuyển giao tài sản được lập thành biên bản tiếp nhận tài sản như sau:
Bảo quản tài sản
...
3. Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai danh sách các cơ sở thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý được nhận chuyển giao tài sản quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Việc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản theo quy định tại khoản 2 Điều này được lập thành Biên bản theo Mẫu số 06-BBBQ ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, việc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 77/2025/NĐ-CP cần phải được lập thành Biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản để bảo quản theo Mẫu số 06-BBBQ ban hành kèm theo Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản là ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản
1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
a) Cơ quan (bao gồm cả cơ quan của trung ương) trình người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tịch thu.
b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
2. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền (bao gồm cả trường hợp tại các Bản án của tòa án yêu cầu trả lại một phần tài sản cho đồng sở hữu và tịch thu một phần tài sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao; Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là Phòng Tài chính - Kế hoạch) là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.
Riêng đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu là chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thì cơ quan thi hành án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
3. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu thì cơ quan, đơn vị đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
4. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế thì Sở Tài chính nơi có tài sản là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, Phòng Tài chính - Kế hoạch nơi có tài sản là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản và động sản) thì Sở Tài chính nơi có tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
5. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
6. Đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì Chi cục Hải quan khu vực là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
...
Như vậy, đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản bao gồm các cơ quan, cụ thể:
- Cơ quan (bao gồm cả cơ quan của trung ương) trình người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tịch thu.
- Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bổ nhiệm chức danh Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh đối với cán bộ nào?
- Cục Điện lực có tên tiếng Anh là gì? Thuộc cơ quan nào của Chính Phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn về điều tiết điện lực?
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là tổ chức gì? Chức năng của Ban Chỉ đạo hiện nay như thế nào?
- Cục Hóa chất: Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Cục Hóa chất quy định ra sao? 22 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?
- Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào? Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh được nghỉ học không?