Mẫu biên bản họp lớp về xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT? Căn cứ để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học?
Biên bản họp lớp về xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT là gì?
Có thể hiểu đơn giản Biên bản họp lớp về xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT là văn bản ghi lại toàn bộ nội dung, tiến trình thực hiện và kết quả của buổi họp lớp với mục đích đánh giá, nhận xét, ghi nhận ý kiến tự đánh giá của học sinh, nhận xét của tập thể và đề xuất xếp loại ban đầu của lớp cho từng học sinh vào cuối mỗi học kỳ, cuối năm học.
Mẫu biên bản họp lớp về xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT? Căn cứ để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản họp lớp về xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT? Căn cứ để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học?
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu biên bản họp lớp về xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT.
Có thể tham khảo Mẫu biên bản họp lớp về xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản họp lớp về xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT?
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/BGDĐT có quy định về căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học như sau:
(1) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
(2) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại mục (1) nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại mục (1) theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/BGDĐT
Học sinh THCS, THPT có những nhiệm vụ và quyền gì?
Căn cứ quy định tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT và Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, nhiệm vụ và quyền của học sinh THCS, THPT được xác định như sau:
(1) Về nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
(2) Về quyền
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi cục Thuế khu vực trực thuộc cơ quan nào? Chi cục Thuế khu vực có phải giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế không?
- Cục Thể dục thể thao Việt Nam thuộc cơ quan nào? Cục trưởng Cục Thể dục thể thao Việt Nam có trách nhiệm gì?
- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có phải đảm bảo thực hiện chủ trương phân quyền, phân cấp không?
- Phép điệp thanh là gì? Biện pháp tu từ điệp thanh là gì? Chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
- Có phải giảm số buổi thi tốt nghiệp trung học phổ thông xuống còn 3 buổi? 4 đối tượng dự thi hiện nay gồm những ai?