Mẫu đơn tố giác người có hành vi lừa dối khách hàng trong kinh doanh? Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp bị phạt tù mấy năm?
Mẫu đơn tố giác người có hành vi lừa dối khách hàng trong kinh doanh?
Hiện nay, Luật Tố cáo 2018 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu đơn tố giác người có hành vi lừa dối khách hàng trong kinh doanh.
Có thể tham khảo Mẫu đơn tố giác người có hành vi lừa dối khách hàng trong kinh doanh dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu đơn tố giác người có hành vi lừa dối khách hàng trong kinh doanh
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn tố giác người có hành vi lừa dối khách hàng trong kinh doanh? Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp bị phạt tù mấy năm? (Hình từ Internet)
Phạm tội lừa dối khách hàng có tính chất chuyên nghiệp bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa dối khách hàng như sau:
Tội lừa dối khách hàng
1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa dối khách hàng có tính chất chuyên nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khởi tố vụ án hình sự về tội lừa dối khách hàng dựa trên những căn cứ nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?
Khởi tố vụ án hình sự về tội lừa dối khách hàng dựa trên những căn cứ nào?
Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội lừa dối khách hàng khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.
Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:
- Tố giác của cá nhân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
- Người phạm tội tự thú.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?
Căn cứ tại Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 150 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024) quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự như sau:
- Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết theo quy định dưới đây.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
+ Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
- Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không được thanh tra doanh nghiệp quá 1 lần trong năm theo Nghị quyết 198? Nguyên tắc thanh tra ra sao?
- Vì sao có mưa đá? Dấu hiệu sắp có mưa đá là gì? Chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa đá gây ra?
- Tinh giản biên chế cơ cấu lại nâng cao chất lượng người lao động làm việc theo hợp đồng trong bao lâu sau sáp nhập tỉnh?
- Bảng lương cán bộ, công chức huyện về xã làm tăng hay giảm khi bỏ huyện, sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025?
- Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng nặng khi mắc bệnh Covid 19 theo Quyết định 2671? Bệnh Covid 19 lây trực tiếp qua đâu?