Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết? Hình thức tuyên truyền chống bạo lực học đường là gì?

Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết? Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong phòng chống nạn bạo lực học đường? Hình thức tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường được quy định như thế nào?

Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết?

Tham khảo Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết? dưới đây:

(1) Mở bài: Nêu thực trạng và giới thiệu về vấn nạn bạo lực học đường.

Bạo lực học đường đã và đang trở thành hiện trạng đáng lo ngại của xã hội, khi mái trường mến yêu đang trở thành cơn ác mộng đến trường của các bạn học sinh. Bạo lực học đường gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường giáo dục và sự phát triển của các bạn học sinh. Vấn nạn bạo lực học đường không chỉ là thách thức đối với ngành giáo dục mà còn là vấn nạn về đạo đức và cách ứng xử trong xã hội.

(2) Thân bài:

- Thực trạng:

Ngày nay, trên mạng xã hội "rầm rộ" lan truyền những video đánh nhau của các bạn học sinh cùng những lời lẽ thô thiển, nhục mạ các bạn đồng trang lứa. Ở cái tuổi tươi đẹp nhất, khi mà ngôi trường thân yêu lại trở thành một nơi đáng sợ, ám ảnh tuổi thơ của các bạn học sinh. Bạo lực học đường bao gòm nhiều hành vi từ các mức độ khác nhau, từ việc buông ra những lời lẽ thô tục xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác đến dùng vũ lực, đánh nhau, gây thương tích. Bạo lực học đường đã và đang trở thành một quả bom hẹn giờ, xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và tinh thần của các bạn học sinh cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân chủ quan:

Một số bạn học sinh vì cái tôi quá cao, suy nghĩ lệch lạc, thích thể hiện bản thân bằng cách ra vẻ "ta đây" là nhất. Ngoài ra, ảnh hưởng của các trò chơi, phim ảnh, truyện tranh có yếu tố bạo lực cũng đã ảnh hưởng phần nào đến suy nghĩ của các bạn học sinh.

+ Nguyên nhân khách quan:

Gia đình thiếu sự quan tâm, sẻ chia, không có sự chăm sóc, tâm sự từ người nhà. Bên cạnh đó, sự lơ là, thiếu cảnh giác của nhà trường và giáo dục đạo đức chưa được chú trọng cũng là những yếu tố góp phần làm tăng tình trạng bạo lực học đường trên ghế nhà trường.

- Hậu quả:

Bạo lực học đường khiến hình ảnh học sinh bị méo mó, khiến nạn nhân bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Người thực hiện hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức. Môi trường học tập trở nên thiếu an toàn, gây lo ngại cho phụ huynh và xã hội.

- Giải pháp:

Học sinh cần học cách cư xử văn minh, rèn luyện đạo đức và xây dựng quan hệ tích cực với thầy cô, bạn bè. Gia đình cần quan tâm, theo sát con cái. Nhà trường cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống, có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời những hành vi bạo lực.

(3) Kết bài:

Bạo lực học đường là vấn nạn chung của xã hội Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Mỗi cá nhân, tổ chức cần chủ động phòng tránh, chung tay chấm dứt hiện trạng này. Nhằm xây dựng và thúc đẩy sự phát triển vẹn toàn của môi trường giáo dục, tạo nên một tuổi thơ tươi đẹp cho các bạn học sinh.

>> Tải về để xem thêm Mẫu bài văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết.

Lưu ý: "Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết?" mang tính tham khảo!

Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết? Hình thức tuyên truyền chống bạo lực học đường là gì?

Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết? Hình thức tuyên truyền chống bạo lực học đường là gì? (Hình từ Internet)

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong phòng chống nạn bạo lực học đường?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào trong phòng chống nạn bạo lực học đường như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

- Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

- Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Hình thức tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định về hình thức tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường gồm:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền trên mạng xã hội.

- Thông qua giờ lên lớp chính khóa, hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động ngoại khóa.

- Thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về văn hóa, xã hội.

- Thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viết 3 đến 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường lớp 2? Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 2?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết? Hình thức tuyên truyền chống bạo lực học đường là gì?
Pháp luật
Nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc? Dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
Pháp luật
5+ Mẫu viết bài luận về bản thân văn 10 (ngắn gọn) hay nhất? Những bài luận về bản thân? Văn 10 viết bài luận về bản thân?
Pháp luật
Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ là gì?
Pháp luật
Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ? Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt? Phân luồng trong giáo dục là biện pháp gì?
Pháp luật
Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh? Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
18 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào