Mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH cho nhân viên, người lao động? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Quyết định tăng lương đóng BHXH cho nhân viên, người lao động là gì?
Có thể hiểu đơn giản, quyết định tăng lương đóng BHXH cho nhân viên, người lao động là văn bản hành chính do công ty, doanh nghiệp, cơ quan,... ban hành với mục đích thay đổi, điều chỉnh tăng mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho nhân viên, người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH cho nhân viên, người lao động? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc? (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH cho nhân viên, người lao động?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH cho nhân viên, người lao động.
Quý công ty, doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH cho nhân viên, người lao động dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH cho nhân viên, người lao động
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Căn cứ Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định trường hợp người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc như sau:
Quản lý đối tượng
...
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc nếu thuộc các trường hợp sau:
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH bắt buộc tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng BHXH bắt buộc nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc.
Thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Công viên bờ sông Sài Gòn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất Nước 30 4?
- 8 chức danh lãnh đạo xã sau sáp nhập dự kiến nêu tại Công văn 03? Chi tiết điều chỉnh chức danh lãnh đạo xã sau sáp nhập?
- Danh sách 25 Đội Thuế cấp huyện thuộc Chi cục Thuế khu vực 1 tại Hà nội? Vị trí và chức năng của Đội Thuế?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư có quyền và trách nhiệm gì theo Nghị định 182? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- Biển báo cấm đậu xe là gì? Xe ô tô đậu xe tại nơi có biển báo cấm đậu xe bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?