Mẫu thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ? Ngày của mẹ có phải lễ lớn? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương?
Mẫu thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ? Thiệp ngày của mẹ đẹp?
Trong suốt chín tháng mười ngày, người mẹ đã âm thầm chịu đựng những cơn đau đớn thể xác, những biến đổi không ngừng của cơ thể, rồi trải qua giây phút vật vã để đón chào một sinh linh bé bỏng chào đời.
Nhưng hành trình của người mẹ không dừng lại ở đó. Từ những đêm dài thức trắng bên nôi con, từ những bước đi chập chững đầu đời, đến những bài học vỡ lòng về cuộc sống, tất cả đều có bóng dáng của mẹ. Người mẹ không chỉ là người nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt ngào, mà còn bằng tình yêu vô điều kiện, sự kiên nhẫn không bờ bến và những lời dạy quý báu giúp ta trưởng thành từng ngày.
Vì thế, Ngày của mẹ là dịp thiêng liêng để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người phụ nữ vĩ đại ấy.
Vào Ngày của mẹ, chúng ta có thể tặng cho mẹ rất nhiều món quà ý nghĩa và giá trị. Một trong những món quà ý nghĩa ấy chính là làm thiệp tặng mẹ nhân ngày của mẹ.
Tham khảo mẫu thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ dưới đây:
Thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ - Mẫu 1
Thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ - Mẫu 2
Thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ - Mẫu 3
Thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ - Mẫu 4
Thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ - Mẫu 5
*Thông tin về Mẫu thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu thiệp tặng mẹ nhân Ngày của mẹ? (Hình từ Internet)
Ngày của mẹ có phải lễ lớn của đất nước hay không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định trên thì các ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Vì vậy, Ngày của mẹ không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày của mẹ hay không?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày của mẹ do Ngày của mẹ không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp Ngày của mẹ rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ Ngày của mẹ thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày của mẹ, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày mấy? Trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội?
- Công văn 500/TTg-KSTT phân định thẩm quyền giải quyết TTHC của cấp huyện ra sao? Tải về Công văn 500?
- Nghị định 77 xác lập quyền sở hữu toàn dân có áp dụng đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa không?
- Trăng lưỡi liềm đỏ là gì? Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động có được nghỉ làm không?