Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12?

Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12 là gì? Người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?

Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay?

Tham khảo Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay dưới đây:

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, kéo theo nhiều cơ hội và thách thức cho giới trẻ. Bên cạnh việc tận dụng khoa học công nghệ như một phương tiện, công cụ hỗ trợ hoàn thành công việc, giới trẻ lại có khuynh hướng dựa dẫm vào chúng. Dẫn đến hiện tượng khoa học công nghệ có nguy cơ sẽ thay thế cho một bộ phận công việc sau này. Điều này khiến cho cơ hội việc làm của giới trẻ bị hạn chế lại, tạo nên áp lực vô hình cho giới trẻ khi định hướng công việc nghề nghiệp tương lai, làm ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của giới trẻ.

Giới trẻ ngày nay được tiếp xúc với khoa học công nghệ từ rất sớm, nên có khuynh hướng lý tưởng hóa giấc mơ của mình, từ đó vô tình tạo áp lực cho bản thân. Điều này dẫn đến khi thất bại hoặc vấp ngã, giới trẻ có khuynh hướng thất vọng rất cao và cảm thấy sợ hãi khi thử lại. Ngoài ra, hiện nay, ắt hẳn trong mỗi bữa cơm gia đình, chủ đề bàn tàn mà nhiều người hay nhắc đến là con nhà người ta. Đôi khi người đó còn không có thật, người lớn chỉ muốn lấy đó là lý do, một hình mẫu lý tưởng trong mơ của họ đã gây áp lưc lên những đứa con của mình. Hay trên các nền tảng mạng xã hội, một số người chia sẽ sự thành công của mình khi ở độ tuổi còn rất trẻ cũng vô tình gây áp lực lên đôi vai bé nhỏ.

Sự kỳ vọng vượt mức của gia đình, xã hội khiến giới trẻ phải tự ép buộc mình trở nên giỏi giang hơn, nổi bật hơn. Ngoài ra, sự kỳ vọng đó cũng như một lưỡi dao, đâm vào sự tự ti vốn có của mỗi đứa trẻ, làm khuếch đại cảm giác tự ti về bản thân mình. Rồi từ đó nãy sinh lòng bất an, sự lo lắng, trầm cảm hay overthinking, hay có tên gọi là chứng rối loạn lo âu, một căn bệnh tâm lý mà nhiều giới trẻ hiện nay mắc phải.

....... Xem thêm..........

>> Tải về để xem thêm Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay

Lưu ý: "Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay?" chỉ mang tính tham khảo!

Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12?

Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12 là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau yêu cầu cần đạt của kỹ năng đọc của học sinh lớp 12 như sau:

...
Văn bản nghị luận
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.
- Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích,
Đọc hiểu hình thức
- Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.
- Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.
Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận ( bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; đánh giá được thái độ và quan điểm của người viết.
...

Theo đó, yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12 gồm:

(1) Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.

- Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích,

(2) Đọc hiểu hình thức

- Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.

- Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

(3) Liên hệ, so sánh, kết nối

Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.

(4) Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận ( bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?

Căn cứ Điều 6 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;

- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;

- Không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án mà chưa hết thời hạn xoá kỷ luật hoặc xoá án tích.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đoạn văn kể lại một nhân vật trong một bộ phim hoạt hình? Phim hoạt hình có được bảo hộ quyền tác giả không?
Pháp luật
Mẫu ghi thiệp tri ân thầy cô hay và ý nghĩa? Thầy cô có các quyền gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12?
Pháp luật
Ngôn ngữ trang trọng là gì? Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ trang trọng? Học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT được ra khỏi phòng thi sớm không?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
5+ Mẫu viết bài luận về bản thân văn 10 (ngắn gọn) hay nhất? Những bài luận về bản thân? Văn 10 viết bài luận về bản thân?
Pháp luật
Nghị luận về lời xin lỗi 200 chữ? Nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống 200 chữ? Mẫu bài nghị luận về lời xin lỗi chọn lọc?
Pháp luật
Viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka dích để trả lời vị khách đó lớp 3? Viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka dích lớp 3?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể về công việc của một người mà em biết lớp 2? Viết 5 đến 7 câu kể về công việc của một người mà em biết?
Pháp luật
Các chuyên đề trong nội dung môn Ngữ văn lớp 12 là gì? Kiến thức tiếng Việt đối với chương trình môn Ngữ văn lớp 12 cần phải có gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào