Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận lớp 9?

Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận của học sinh lớp 9? Mục tiêu cụ thể cần đạt trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?

Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội?

Tham khảo Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội sau đây:

Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội: Mẫu 1

Thời đại kỷ nguyên số, công nghệ phát triển kéo theo nhiều mặt thuận lợi. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội mang lại, một thực trạng tiêu cực ngày càng trở nên lớn mạng, len lỏi vào đời sống thực tại của con người. Đó là bạo lực ngôn từ, được biết đến là hành vi sử dụng lời nói, ngôn ngữ, chữ viết để xúc phạm, chê bai, công kích, miệt thị một cá nhân, tập thể khác trên không gian mạng.

Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội được thực hiện dưới nhiều hình thức như bịa đặt, chửi rủa, miệt thị, lăng mạ danh dự cá nhân,.... Dù không gây tổn thương về thể xác nhưng bạo lực ngôn từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt tinh thần của người khác, thậm chí, bạo lực ngôn từ chính là nguyên nhân trực tiếp, là cái đẩy vô hình, đẩy một người rơi xuống vực thẳm tội lỗi và kết thúc cuộc sống đang còn dang dở. Mạng xã hội vô hình chung đã trở thành một cái nôi nuôi dưỡng những lời nói thiếu suy nghĩ, sự vô trách nhiệm của loài người ẩn đằng sau màn hình máy tính.

Bạo lực ngôn từ đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần, sự vô trách nhiệm, thiếu ý thức, suy nghĩ khi hành xử cùng với sự thiếu quản lý nghiêm ngặt là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ về thực trạng này trên mạng xã hội. Bạo lực ngôn từ người khác gây nhiều ảnh hưởng hơn mọi người từng nghĩ. Đôi khi những suy nghĩ như "mình chỉ muốn góp ý" hay "nói có chút thôi, có gì quan trọng đâu" hoặc "mình nói vậy đó, bạn muốn đọc hay không là quyền của bạn"... lại vô tình chung trở thành những lưỡi dao vô hình, cứa vào trái tim của người khác, khiến họ trở nên trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống. Để cải thiện, chúng ta nên tiết chế lại cảm xúc, suy nghĩ trước khi đặt tay lên bàn phím và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói của mình.

Bạo lực ngôn từ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trầm cảm và kết thúc đi sinh mạng của một người. Con người nên tu tâm dưỡng tính, "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" để tạo nên một môi trường không gian mạng sạch sẽ, lành mạnh. Lời nói có thể chữa lành, nhưng cũng có thể giết chết một tâm hồn. Hãy lan tỏa những lời nói tích cực và tử tế nhiều hơn.

Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội: Mẫu 2

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin kéo theo sự lớn mạnh của mạng xã hội. Mạng xã hội trở thành phương tiện giao tiếp, kết nối và chia sẽ thông tin chính mà không thể thiếu của hàng tỷ người dân trên thế giới. "Ngôi nhà chung" này dần trở nên quen thuộc đối với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, mang tiếng gọi là nhà nhưng lại là nơi sản sinh ra nhiều hành vi độc hại và bạo lực ngôn từ chính là một trong những vấn nạn mang trong mình sức hủy diệt lớn đến đời sống tinh thần của con người.

Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là hành vi sử dụng lời nói, ngôn ngữ, chữ viết để xúc phạm, chê bai, công kích, miệt thị một cá nhân, tập thể khác trên không gian mạng như Facebook, Tiktok, Instagram,... Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể bắt nguồn từ cảm giác ghen tị, đố kị với sự thành công của người khác mà đặt điều nói xấu hoặc đến từ sự vô trách nhiệm, những lời nói ác ý mà nhiều người cho rằng "lời nói gió bay".

Chính những suy nghĩ như thế đã làm cho vấn nạn bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của loài người. Đây có thể trở thành lưỡi dao xuyên tim, để lại trong tim người khác những vết thương rỉ máu.

Đặc biệt, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ngày càng được phổ biến bởi danh nghĩa "Tự do ngôn luận", những "anh hùng bàn phím" thường lấy lý do này để đăng tải những bình luận gây tổn thương người khác với danh nghĩa "nói thế thôi, đừng để bụng nhé". Họ quên mất rằng tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc họ được tự do bình luận mà không chịu trách nhiệm cho chính lời nói của họ.

Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội mặc dù không gây tổn thương trực tiếp đến người khác nhưng nó là con dao vô hình, có thể xuyên màn hình các thiết bị điện tử, vượt hàng nghìn khoảng cách để cứa lên trái tim của người khác, khiến người khác đau đớn. Không ít trường hợp nạn nhân của bạo lực ngôn từ đã phải rời bỏ mạng xã hội, sống khép kín hoặc rơi vào trầm cảm, khủng hoảng tâm lý và dẫn đến tử vong.

Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội không gây đổ máu như những hành vi bạo lực khác nhưng nó gây đổ máu về tâm hồn. Mỗi lời nói, mỗi lời bình luận luôn mang theo sức mạnh, có thể xoa dịu, chữa lành tâm hồn nhưng cũng có thể giết chết một trái tim đang đập. Hãy lan tỏa những lời nói tích cực và tử tế nhiều hơn để tạo nên một môi trường không gian mạng sạch sẽ, lành mạnh.

>> Tải về Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội để xem thêm.

Thông tin mang tính tham khảo!

Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận lớp 9?

Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận lớp 9? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận của học sinh lớp 9?

Căn cứ Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

...
VIẾT
Quy trình viết
- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
Thực hành viết
- Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.
- Bước đầu biết làm một bài thơ tám chữ. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
- Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
- Viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
- Viết được một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
...

Theo đó, yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận của học sinh lớp 9

- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

Mục tiêu cụ thể cần đạt trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định mục tiêu cụ thể cần đạt trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở gồm:

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

- Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận lớp 9?
Pháp luật
Top 7 mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc tiết kiệm nước sạch lớp 3 hay nhất?
Pháp luật
Viết 3 đến 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường lớp 2? Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 2?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết? Hình thức tuyên truyền chống bạo lực học đường là gì?
Pháp luật
Nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc? Dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
Pháp luật
5+ Mẫu viết bài luận về bản thân văn 10 (ngắn gọn) hay nhất? Những bài luận về bản thân? Văn 10 viết bài luận về bản thân?
Pháp luật
Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào