Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc? Mục tiêu chung của môn Ngữ Văn là gì?

Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT là gì?

Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc?

Tham khảo nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc dưới đây:

Nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc

“Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

Câu ca dao ấy phần nào nhắc nhở chúng ta phải sống nhớ về cội nguồn của mình, về nơi mình được sinh ra, đồng thời nhắc nhở chúng ta ghi nhớ về lòng tự hào dân tộc.

Lòng tự hào dân tộc là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của các dân tộc trên thế giới không riêng gì Việt Nam. Lòng tự hào dân tộc còn thể sự biết ơn, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc. Đây là truyền thống đạo lí muôn đời của dân tộc mà mỗi người chúng ta đều cần phải khắc ghi.

Vậy giá trị của việc ghi nhớ truyền thống dân tộc với lòng tự hào sẽ đem lại cho ta điều gì? Thứ nhất, nó giúp ta ghi nhớ nguồn gốc, gốc rễ nơi mình được sinh ra. Thứ hai, nó đem lại cho con người lối sống tích cực, biết trân trọng, cống hiến, bảo vệ những gì đang có. Thứ ba, nó sẽ thúc đẩy con người mong muốn giữ gìn, xây dựng đất nước tốt đẹp hơn bằng các hành động thiết thực như học tập, rèn luyện, tuyên truyền văn hóa,...

Cũng giống như câu nói của Bác Hồ kính yêu: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", lịch sử của dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao trận chiến bảo vệ quê hương đất nước. Từ những ngày đầu dựng nước của các vị vua Hùng, qua các triều đại phong kiến, đến cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện tinh thần bất khuất và kiên cường. Điển hình là chiến thắng Điện Biên Phủ, hay chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những minh chứng rõ ràng cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam để từ đó làm cơ sở vững chắc cho lòng tự hào dân tộc. Những chiến công ấy không chỉ là dấu ấn vàng son trong lịch sử mà còn là nguồn động lực cho thế hệ trẻ tiếp tục phát huy sức mạnh và tinh thần yêu nước.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số bộ phận người chưa ý thức về việc yêu nước và lòng tự hào về dân tộc. Họ cần học cách lắng nghe, học hỏi thay vì có những hành vi đi ngược lại với niềm tự hào dân tộc - một trong những truyền thống quý báu lâu đời của ông cha ta. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phấn đấu học thật giỏi, rèn luyện bản thân thật tốt để xứng đáng là niềm tự hào dân tộc Việt Nam, để xứng đáng là thế hệ trẻ của nước Việt Nam.

*Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc trên chỉ mang tính chất tham khảo

Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc?

Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì?

Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chung của chương trình môn Ngữ Văn như sau:

(1) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

(2) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?

Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về 2 giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn như sau:

(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

(2) Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.

Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc? Mục tiêu chung của môn Ngữ Văn là gì?
Pháp luật
Nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về chiến tranh lớp 9? Học sinh lớp 9 không được thực hiện những hành vi nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn suy nghĩ về việc bảo vệ động vật trên hành tinh lớp 6? Mẫu đoạn văn suy nghĩ về việc bảo vệ động vật trên hành tinh ra sao?
Pháp luật
Viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4? Mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sống ra sao?
Pháp luật
4+ Nghị luận xã hội về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Ngữ văn lớp 12 là gì?
Pháp luật
Yêu cầu khi học chuyên đề văn học trung đại Việt Nam của học sinh lớp 11? Học sinh lớp 11 cần đảm bảo yêu cầu gì khi học văn bản thông tin?
Pháp luật
Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 ngắn gọn? Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 Kết nối? Viết đoạn văn tưởng tượng ngắn gọn?
Pháp luật
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần? Dàn ý phân tích truyện ngắn Bố tôi ra sao? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào