Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?

Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở là gì? Nền tảng xây dựng chương trình môn Ngữ Văn là gì theo Chương trình Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32?

Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9?

Tham khảo nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9 dưới đây:

Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9

Trong thời đại hiện nay, nhiều người chỉ với chút thành tựu ban đầu đã vội vàng phô trương, khoe khoang năng lực và thành quả của mình. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng lòng khiêm tốn mới là người bạn đồng hành đích thực trên con đường thành công. Dù ở hoàn cảnh nào, khiêm tốn chưa bao giờ là thừa thải.

Khiêm tốn là phẩm chất cao đẹp thể hiện qua lối sống không tự đề cao bản thân quá mức, biết đánh giá mình một cách khách quan, không khoe khoang thành tích và luôn sẵn sàng học hỏi từ người khác. Đây là nền tảng giúp xây dựng thành công trong cuộc sống. Trong xã hội ngày nay, nơi mà nhân tài xuất hiện khắp mọi nơi, việc khoe khoang về kiến thức hay kỹ năng của mình thường chỉ tạo nên sự phản cảm. Người ta đánh giá ta qua hành động thực tế, không phải qua những lời nói hoa mỹ.

Thành công đích thực luôn là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ. Khi đạt được một thành tựu nào đó, nếu không biết giữ mình khiêm tốn, con người dễ đánh mất phương hướng trong men say chiến thắng và quên mất rằng thế giới bên ngoài còn vô vàn điều mới lạ mình chưa khám phá. Chỉ những người thực sự hiểu rõ đâu là danh vọng ảo, đâu là giá trị thực mới có thể cân bằng được cuộc sống của mình.

Trong lịch sử, nhiều bậc danh nhân đã chọn từ bỏ danh vọng, về ở ẩn để giữ tâm hồn trong sáng và tinh thần thanh cao. Hay như Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người vĩ đại với bao công lao to lớn nhưng chưa bao giờ tự đề cao mình. Người luôn quan niệm rằng việc học tập và khiêm tốn không bao giờ là thừa. Dù chúng ta có thành công đến đâu, vẫn luôn có người thành công hơn ta, vẫn có những bậc thầy đáng để ta ngưỡng mộ và học hỏi.

Ngược lại, nhiều người hiện nay chỉ với chút thành tựu ban đầu đã vội vàng tự nhận mình là người tài giỏi. Họ dần rơi vào trạng thái tự mãn, cho rằng mình đã đủ xuất sắc, không cần phải cố gắng thêm. Đây là sai lầm nghiêm trọng. Khi thiếu đi lòng khiêm tốn, họ tự đặt mình vào vị trí cao hơn người khác, từ đó tạo nên khoảng cách và dần trở thành người cô độc, mất đi cơ hội học hỏi và phát triển.

Lòng khiêm tốn giúp chúng ta nhận ra những điểm yếu cần hoàn thiện, tạo cơ hội học hỏi từ người khác và không ngừng vươn lên. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ ngày nay, trong thời đại công nghệ và mạng xã hội, nơi mà việc khoe khoang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, việc giữ được lòng khiêm tốn lại càng trở nên quý giá.

Khiêm tốn không phải là tự ti hay phủ nhận thành tựu của bản thân, mà là thái độ sống đúng đắn, biết rằng không có điều gì là đủ, là thừa trong hành trình hoàn thiện bản thân. Càng khiêm tốn, chúng ta càng có cơ hội phát triển và thành công.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?

Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?

Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở như sau:

(1) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

(2) Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn.

Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Nền tảng xây dựng chương trình môn Ngữ Văn là gì?

Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nền tảng xây dựng chương trình môn Ngữ Văn như sau:

Chương trình môn Ngữ Văn được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
03 Đoạn văn miêu tả về Dinh Độc Lập lớp 5 ngắn gọn? Lập dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
Pháp luật
Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về hút thuốc lá? Yêu cầu cẩn đạt của kỹ năng thực hành viết văn nghị luận học sinh lớp 9 là gì?
Pháp luật
10 Lời chúc thi tốt dành cho học sinh trung học phổ thông? Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong mấy năm?
Pháp luật
Môn Ngữ Văn: 5 Đoạn văn kể một việc em thích làm trong ngày nghỉ? Mục tiêu cấp tiểu học môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn? Lập dàn ý? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn về phương tiện trong tương lai bằng tiếng Anh? Mẫu viết đoạn văn về phương tiện trong tương lai bằng tiếng Anh?
Pháp luật
Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc sống lớp 7?
Pháp luật
Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9? Mục tiêu chương trình Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
Pháp luật
Lượng mưa là gì? Đơn vị đo lượng mưa được tính bằng gì? Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là yêu cầu cần đạt trong chương trình Địa lý lớp mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào