Mua bán hợp đồng kỳ hạn điện có phải là hình thức mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh không?
Mua bán hợp đồng kỳ hạn điện có phải là hình thức mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
1. Đối tượng mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Đơn vị bán buôn điện;
c) Đơn vị bán lẻ điện;
d) Khách hàng sử dụng điện.
2. Việc mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Mua bán thông qua hợp đồng giữa bên bán điện và bên mua điện;
b) Mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện;
c) Mua bán thông qua hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện giữa bên bán điện và bên mua điện.
3. Giá mua bán điện giao ngay được hình thành theo từng chu kỳ giao dịch của thị trường điện cạnh tranh và do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện công bố.
Như vậy, việc mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh được thực hiện thông qua hình thức mua bán thông qua hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện giữa bên bán điện và bên mua điện.
Do đó, việc mua bán hợp đồng kỳ hạn điện được xem là hình thức mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo quy định.
Mua bán hợp đồng kỳ hạn điện có phải là hình thức mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh không? (Hình từ Internet)
Đơn vị bán lẻ điện có được cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo hợp đồng kỳ hạn điện không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 63 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
1. Đơn vị bán lẻ điện có các quyền sau đây:
a) Mua điện trực tiếp của bên bán điện theo hợp đồng mua bán điện;
b) Cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo hợp đồng mua bán điện, hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện; định giá bán lẻ điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo quy định;
c) Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện, dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện phù hợp với từng cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
d) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số đo điện năng và liên hệ với khách hàng;
đ) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán lẻ điện;
e) Quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, đơn vị bán lẻ điện sẽ được quyền cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo hợp đồng mua bán điện, hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện.
Bên cạnh đó, đơn vị bán lẻ điện còn có quyền định giá bán lẻ điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo quy định.
Hợp đồng kỳ hạn điện được pháp luật quy định có nội dung chính là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện
1. Nội dung chính của hợp đồng kỳ hạn điện bao gồm:
a) Sản lượng điện hợp đồng, giá mua bán điện trong hợp đồng kỳ hạn điện được xác định trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận và thống nhất giữa bên mua điện và bên bán điện;
b) Giá tham chiếu trong hợp đồng kỳ hạn điện là giá thị trường điện giao ngay được tính toán và công bố theo quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh;
c) Bên mua điện và bên bán điện có nghĩa vụ thanh toán khoản chênh lệch giữa giá mua bán điện và giá tham chiếu trong hợp đồng kỳ hạn điện đối với sản lượng điện cam kết.
2. Nội dung chính của hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện bao gồm:
a) Quyền trong hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện có thể là quyền mua hoặc quyền bán, được xác định trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa bên mua quyền và bên bán quyền;
b) Sản lượng điện hợp đồng, giá điện và thời hạn hiệu lực của hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện được xác định trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận, thống nhất giữa bên mua quyền và bên bán quyền;
c) Bên mua quyền có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
...
Theo đó, nội dung chính của hợp đồng kỳ hạn điện được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
- Sản lượng điện hợp đồng, giá mua bán điện trong hợp đồng kỳ hạn điện được xác định trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận và thống nhất giữa bên mua điện và bên bán điện;
- Giá tham chiếu trong hợp đồng kỳ hạn điện là giá thị trường điện giao ngay được tính toán và công bố theo quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh;
- Bên mua điện và bên bán điện có nghĩa vụ thanh toán khoản chênh lệch giữa giá mua bán điện và giá tham chiếu trong hợp đồng kỳ hạn điện đối với sản lượng điện cam kết.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 17 5 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 17 5 2025?
- Thông tư 26/2025/TT-BCT Quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại ra sao?
- Động đất 4 độ được phân vào loại nào? Chế độ truyền phát tin về động đất được thực hiện như nào?
- Lễ dâng hương dâng hoa kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức ở đâu, mấy giờ?
- Phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập giao cơ quan nào thực hiện?