Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại NHNN Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại NHNN Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 577/QĐ-NHNN năm 2023 về mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
1. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước: 0,5%/năm.
2. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước: 0%/năm.
3. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 0,5%/năm.
Theo đó, mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay là 0,5%/năm.
Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại NHNN Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được hưởng lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định về đối tượng được hưởng lãi suất tiền gửi khi gửi tiền vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước như sau:
Quy định về lãi tiền gửi
1. Đối tượng được hưởng lãi tiền gửi
Thực hiện theo quy định tại tiết a Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
...
Dẫn chiếu theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Mở tài Khoản, trả lãi và thu phí
...
2. Việc trả lãi cho các đối tượng mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước được thực hiện như sau:
a) Các đối tượng được Kho bạc Nhà nước trả lãi, bao gồm: quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố; các quỹ tài chính nhà nước gửi tại Kho bạc Nhà nước; tiền của các đơn vị, tổ chức không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước.
Mức lãi suất được thực hiện theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho Kho bạc Nhà nước tại thời Điểm tính lãi.
..
Theo đó, các đối tượng được hưởng lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước bao gồm:
- Quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố;
- Các quỹ tài chính nhà nước gửi tại Kho bạc Nhà nước;
- Tiền của các đơn vị, tổ chức không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước.
Phương pháp tính lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thế nào?
Theo điểm b khoản 3 Điều 14 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định về lãi tiền gửi như sau:
Quy định về lãi tiền gửi
1. Đối tượng được hưởng lãi tiền gửi
Thực hiện theo quy định tại tiết a Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
2. Đối tượng không được hưởng lãi
Thực hiện theo quy định tại tiết b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
3. Mức lãi suất tiền gửi và phương pháp tính
a) Mức lãi suất tiền gửi
Tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức mở tại các đơn vị KBNN quy định tại Khoản 1 nêu trên được hưởng lãi theo mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi.
b) Phương pháp tính
- Lãi tiền gửi trả các đơn vị, tổ chức được KBNN tính một lần vào ngày cuối cùng của tháng và được chuyển trả đơn vị chậm nhất trong 05 ngày đầu của tháng sau trừ ngày nghỉ, ngày lễ.
- Số dư tính lãi là số dư đầu ngày của tất cả các ngày trong tháng (số ngày thực tế) có trên tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức.
- Số ngày tính lãi trong tháng là số ngày thực tế duy trì số dư đầu mỗi ngày trong tháng (số ngày thực tế là số ngày của tháng tính lãi có thể là 28, 29, 30 hoặc 31 ngày).
- Lãi suất được tính theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm) của Ngân hàng nhà nước trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi.
- Số lãi phải trả cho đơn vị, tổ chức được tính theo phương pháp tính lãi tính theo tích số, công thức tính như sau:
...
Theo đó, phương pháp tính lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước như sau:
- Lãi tiền gửi trả các đơn vị, tổ chức được Kho bạc Nhà nước tính một lần vào ngày cuối cùng của tháng và được chuyển trả đơn vị chậm nhất trong 05 ngày đầu của tháng sau trừ ngày nghỉ, ngày lễ.
- Số dư tính lãi là số dư đầu ngày của tất cả các ngày trong tháng (số ngày thực tế) có trên tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức.
- Số ngày tính lãi trong tháng là số ngày thực tế duy trì số dư đầu mỗi ngày trong tháng (số ngày thực tế là số ngày của tháng tính lãi có thể là 28, 29, 30 hoặc 31 ngày).
- Lãi suất được tính theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm) của Ngân hàng nhà nước trả cho Kho bạc Nhà nước tại thời điểm tính lãi.
- Số lãi phải trả cho đơn vị, tổ chức được tính theo phương pháp tính lãi tính theo tích số, công thức tính như sau:
Số lãi phải trả = (Σ(Số dư tính lãi x Số ngày tính lãi) / 365) x Lãi suất










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm 2 ngày nghỉ lễ 30 4 và 1 5 không? Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
- Công an cấp xã có được phép xử lý vi phạm giao thông không? Phải thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc cho ai đối với trường hợp vi phạm do Công an cấp xã giải quyết?
- Đề thi Học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 mới nhất kèm đáp án? Mục tiêu chương trình giảng dạy môn Đạo đức ở cấp tiểu học là gì?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo?
- Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào theo Nghị định 12?