Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng khi quy hoạch tổng thể quốc gia theo Nghị quyết 81? Vùng kinh tế - xã hội của Tây nguyên bao gồm những tỉnh nào?
Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng khi quy hoạch tổng thể quốc gia theo Nghị quyết 81?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định về những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch.
Theo đó, mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng khi quy hoạch tổng thể quốc gia như sau:
+ Hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, bao gồm các trục giao thông đường bộ Bắc - Nam (đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số đoạn của đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đường ven biển), các trục giao thông Đông - Tây quan trọng, phấn đấu có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc;
+ Các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyển quốc tế, các cảng hàng không quốc tế lớn, các tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển lớn, đường sắt đô thị; phấn đấu xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao trên tuyến Bắc - Nam;
+ Phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm thiểu chi phí logistics.
Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng khi quy hoạch tổng thể quốc gia theo Nghị quyết 81? (Hình từ Internet)
Quy hoạch tổng thể quốc gia có phải là căn cứ để lập quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định về tổ chức thực hiện quy hoạch như sau:
Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi là Quy hoạch tổng thể quốc gia) được thông qua tại Nghị quyết này là cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước. Việc triển khai các chương trình, dự án quan trọng quốc gia phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mục tiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết này. Các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch phải được rà soát, điều chỉnh phù hợp, bảo đảm thống nhất với Quy hoạch tổng thể quốc gia.
2. Giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm thống nhất với nội dung của Nghị quyết này;
b) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch; tổ chức đánh giá thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch;
...
Theo đó, quy hoạch tổng thể quốc gia là căn cứ để lập quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Ngoài ra, việc triển khai các chương trình, dự án quan trọng quốc gia phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mục tiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết 81/2023/QH15.
Vùng kinh tế - xã hội của Tây nguyên bao gồm những tỉnh nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định về định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội như sau:
Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
...
Theo đó, vùng kinh tế - xã hội của Tây nguyên được phân vùng gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1 5? Ngày Quốc tế Lao động 1 5 có phải là lễ lớn của đất nước?
- Toàn văn Công văn 2620 VPVP KGVX chuẩn bị tổ chức hoạt động 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCNVN?
- Người sinh ngày 21 tháng 4: Tính cách, sự nghiệp, tình yêu, sức khỏe thế nào? Sự kiện 21 4? 21 4 có phải lễ lớn?
- Biên chế cán bộ công chức cấp xã: Chuyển biên chế cấp huyện về cấp xã có được giữ lương cũ không?
- Diện xét tốt nghiệp D2 là gì? Có bao nhiêu diện xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025?