Ngày 13 5 TRỰC TIẾP Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ, TP. Hải Phòng trên kênh nào?
Trực tiếp Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ, TP. Hải Phòng ngày 13 5 trên kênh nào?
Ngày 27/12/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2024 về tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025.
Xem và Tải Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2024
Theo đó, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025) và Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2025 diễn ra tại Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, thành phố Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) và được trực tiếp trên kênh VTV1.
Thời gian: Tối ngày 13/5/2025 - dự kiến 20h10
Đặc biệt là màn trình diễn công nghệ hiện đại như 3D Mapping, Lazer Mapping, pháo hoa nghệ thuật và hệ thống âm thanh ánh sáng thực cảnh quy mô lớn lần đầu tiên được áp dụng tại Hải Phòng.
Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm nay được tổ chức xuyên suốt từ ngày 30 4 đến 1 6 2025, tạo không khí lễ hội sôi động trên khắp thành phố.
>>> Xem thêm: Ngày 13 5 Hải Phòng bắn pháo hoa nổ tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tầm cao hay tầm thấp? Bảo quản pháo hoa nổ như nào?
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 13 5 trực tiếp Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ, TP. Hải Phòng trên kênh nào? (Hình từ Internet)
Ngày Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Hải Phòng ngày 13 5 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng ngày 13 5 không phải là ngày lễ lớn của nước ta theo pháp luật hiện hành.
Đi làm vào ngày 13 5 lương người lao động được tính thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày 13 5 không thuộc một trong các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định pháp luật. Ngoài ra, ngày 13 5 năm nay cũng không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, vì thế khi người lao động đi làm vào ngày 13 5 năm nay lương sẽ được tính như đi làm ngày bình thường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Nghị định 34 thay thế Nghị định 58?
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Quy định sử dụng chung ra sao?
- Tổng hợp mẫu minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, Tiểu học, THPT, Mầm non mới nhất 2025?
- Mẫu hợp đồng thi công nhà cấp 4? Hợp đồng thi công xây dựng nhà cấp 4 mới nhất? Có bắt buộc giám sát thi công nhà cấp 4?
- Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung kiểm soát hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố nào?