Ngày 17 5 là ngày LGBT? Ngày 17 5 có ý nghĩa gì? LGBT là gì? Pháp luật có cho phép chuyển đổi giới tính?
Ngày 17 5 là ngày LGBT? Ngày 17 5 có ý nghĩa gì? LGBT là gì?
Ngày 17 5 là Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT - International Day Against Homophobia and Transphobia), mọi người thường hay gọi là Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT.
LGBT là viết tắt của các danh từ đặc trưng cho xu hướng tính dục của một người, là sự kết hợp của các từ: “Lesbian” (đồng tính nữ), “Gay” (đồng tính nam), “Bisexual” (lưỡng tính), “Transgender” (chuyển giới).
Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về nạn bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT trên phạm vi toàn cầu.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 17 5 là ngày LGBT? Ngày 17 5 có ý nghĩa gì? LGBT là gì? (Hình từ Internet)
Vào Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT ngày 17 5 người lao động có được nghỉ làm không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày 17 5 2025 (Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT) không thuộc các ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, ngày 17 5 2025 trúng Thứ Bảy. Do đó, nếu người lao động có ngày nghỉ hàng tuần rơi vào Thứ Bảy thì vẫn được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 17 5 2025 thì có thể làm đơn xin nghỉ trừ vào phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định pháp luật hiện nay có cho phép chuyển đổi giới tính không?
Theo Phụ lục 1c Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 giải thích thì chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của một người đã có giới tính sinh học hoàn thiện để phù hợp với nhận diện giới của họ.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền xác định lại giới tính:
Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Và Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển đổi giới tính như sau:
Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Như vậy, mặc dù Bộ luật Dân sự không nêu rõ "cho phép cá nhân được chuyển đổi giới tính".
Tuy nhiên, theo như quy định viện dẫn ở trên thì cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Đồng thời, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những quy định khi vào Lăng Bác mới nhất tại Quảng trường Ba Đình? Năm nay tổ chức diễu binh tại Quảng trường Ba Đình?
- Ngày 15 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 15 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 15 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Mẫu đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu hiện nay? Hướng dẫn cách viết?
- TEMIS đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm 2025? Hướng dẫn tự đánh giá TEMIS chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025?
- Giá vé máy bay ngày 2 9 đi Hà Nội có tăng không? Giá vé máy bay nội địa do ai quyết định theo quy định hiện nay?