Ngày của mẹ là gì? Lịch sử hình thành Ngày của mẹ? Ngày của mẹ có phải lễ lớn của đất nước không?
Ngày của mẹ là gì?
Ngày của mẹ là ngày kỷ niệm, tôn vinh sự cao cả của người mẹ, người đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, người đã chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ ta trưởng thành, người luôn sẵn sàng hi sinh vì con cái.
Trên thế giới hiện tại có nhiều nước tổ chức ngày của mẹ khác nhau, vào thời điểm khác nhau, không cố định. Tuy nhiên, ngày của mẹ phổ biến được kỷ niệm là ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm.
Năm 2025, Ngày của mẹ rơi vào ngày 11 tháng 5.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày của mẹ là gì? Lịch sử hình thành Ngày của mẹ? Ngày của mẹ có phải lễ lớn của đất nước không? (Hình từ Internet)
Lịch sử hình thành Ngày của mẹ?
Ngày của mẹ có nguồn gốc từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã. Lễ hội tri ân những bà mẹ được tổ chức thường niên vào mùa xuân và vào thời đó, người Hy Lạp thường cúng tế cho các nữ thần, đặc biệt là vị thần Rhea - Mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác ghi lại về ngày của mẹ như sau: cổ sử La Mã tổ chức lễ hội mùa xuân Hilaria để tưởng nhớ mẫu chúa Cybele vào ngày 15 tháng 3. Tuy nhiên lễ hội này khá tốn kém, và kéo dài ba ngày bao gồm: diễu hành, trò chơi và những dạ hội giả trang, nên lễ hội đã phải khép lại ngay sau đó không lâu.
Một số tài liệu khác cũng ghi lại rằng: Lịch sử Ngày Của Mẹ được tìm thấy ở nước Anh vào khoảng năm 1600. Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục Sinh 40 ngày để tri ân các bà mẹ. Vào ngày đó, trẻ em, những người đi làm xa nhà được khuyến khích mang hoa, bánh bột nhân trái cây đến tặng và tri ân các bà mẹ của mình. Tuy nhiên, phong tục này bị quên lãng vào thế kỷ thứ 19.
Hiện nay, Ngày của Mẹ (Mother's Day) được khởi xướng ở nước Mỹ nhờ hai người phụ nữ là bà Ann Maria Reeves Jarvis và con gái của bà là Anna Marie Jarvis nhằm tôn vinh những người mẹ. Anna Marie Jarvis đã dấn thân vào việc đấu tranh để đề nghị Thượng nghị viện Mỹ tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc nhằm hoàn thành mong muốn của mẹ, và bà đã tổ chức lễ kỷ niệm đầu tiên vào năm 1908 để tưởng nhớ mẹ mình.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày của mẹ có phải lễ lớn của đất nước không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định trên thì Ngày của mẹ không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày của mẹ hay không?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày của mẹ do Ngày của mẹ không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp Ngày của mẹ rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ Ngày của mẹ thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày của mẹ, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày mấy? Trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội?
- Công văn 500/TTg-KSTT phân định thẩm quyền giải quyết TTHC của cấp huyện ra sao? Tải về Công văn 500?
- Nghị định 77 xác lập quyền sở hữu toàn dân có áp dụng đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa không?
- Trăng lưỡi liềm đỏ là gì? Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động có được nghỉ làm không?