Ngày lễ Phật đản: 3 Gáo nước tắm Phật có ý nghĩa gì? Ngày lễ Phật đản có phải là lễ lớn? Có được nghỉ làm hưởng lương?
Ngày lễ Phật đản: 3 Gáo nước tắm Phật có ý nghĩa gì?
Hoạt động tắm nước thơm cho tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh trong ngày lễ Phật Đản là một biểu tượng giúp mỗi người trở về với chính bản thân.
Việc tắm tượng Phật không phải là tắm cho Đức Phật thật sự, mà là một hành động tượng trưng. Đức Phật không cần được tắm và ngài không hiện diện trong pho tượng. Thực chất, việc tắm tượng Phật Thích Ca sơ sinh là tắm biểu trưng, gọi là tắm Phật nhưng thực ra là tắm cho chính mình.
Vì thế, trong ngày lễ Phật đản, 3 Gáo nước tắm Phật mang những ý nghĩa sâu sắc như sau:
(1) Gáo nước thứ nhất tưới vào vai và tay trái để gột rửa mọi điều sai trái.
(2) Gáo nước thứ hai tưới vào vai và tay phải để làm cho những điều tốt càng thêm tốt đẹp hơn.
(3) Gáo nước thứ ba tưới vào đầu để tâm trí thanh tịnh, sáng suốt.
Sau khi thực hiện nghi lễ tắm Phật, mỗi người sẽ cảm thấy bản thân mới mẻ, sạch sẽ, tươi sáng và minh mẫn hơn.
*Thông tin về ý nghĩa 3 Gáo nước tắm Phật tại ngày lễ Phật đản chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày lễ Phật đản: 3 Gáo nước tắm Phật có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Ngày lễ Phật đản có phải là lễ lớn của đất nước không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định trên thì các ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
=> Vì thế, ngày Lễ Phật Đản không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định của pháp luật.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ Phật đản theo quy định của Bộ luật Lao động hay không?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Từ (1) và (2) => Người lao động sẽ không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phật Đản do ngày Lễ Phật Đản không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp ngày Lễ Phật Đản rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ vào ngày Lễ Phật Đản thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày Lễ Phật Đản, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mức phạt tù cao nhất đối với tội cưỡng đoạt tài sản là bao lâu theo quy định tại Bộ luật Hình sự?
- Tổng hợp các loại văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới? Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là gì?
- Lời nhận xét theo Thông tư 27 lớp 3 cuối học kì 2 năm 2025? Lời nhận xét cuối học kì 2 lớp 3 theo Thông tư 27?
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không áp dụng đối với tài sản nào?
- Chính phủ đề xuất tăng mức lương cơ sở trong trường hợp nào? Mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu?