Ngày Quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là ngày bao nhiêu? Nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là gì?
- Ngày Quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là ngày bao nhiêu?
- Nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc của lực lượng Việt Nam là gì?
- Hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là gì?
- Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ngày Quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là ngày bao nhiêu?
Ngày Quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc có tên tiếng Anh là International Day of United Nations Peacekeepers.
Ngày quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được kỷ niệm vào ngày 29 tháng 5 hàng năm nhằm ca ngợi tính chuyên nghiệp, sự cống hiến và lòng dũng cảm của các binh lính gìn giữ hòa bình vốn phải hoạt động trong những điều kiện vô cùng khó khăn.
Theo lịch vạn niên năm 2025, Ngày Quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc 29 tháng 5 rơi vào thứ Năm (nhằm ngày 3 tháng 5 Âm lịch). |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày Quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là ngày bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc của lực lượng Việt Nam là gì?
Tại Điều 4 Nghị quyết 130/2020/QH14 có quy định cụ thể về nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc:
Nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và quản lý nhà nước của Chính phủ.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Bảo đảm độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, điều kiện và khả năng của Việt Nam; tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
4. Chỉ tham gia hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh, duy trì hòa bình sau xung đột, vì mục đích nhân đạo trên cơ sở đề nghị của Liên hợp quốc.
5. Chỉ triển khai ở quốc gia, khu vực đã được Liên hợp quốc thành lập phái bộ và tại các cơ quan của Liên hợp quốc.
Theo đó, nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc của lực lượng Việt Nam bao gồm các điều sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và quản lý nhà nước của Chính phủ.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, điều kiện và khả năng của Việt Nam; tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
- Chỉ tham gia hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh, duy trì hòa bình sau xung đột, vì mục đích nhân đạo trên cơ sở đề nghị của Liên hợp quốc.
- Chỉ triển khai ở quốc gia, khu vực đã được Liên hợp quốc thành lập phái bộ và tại các cơ quan của Liên hợp quốc.
Hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết 130/2020/QH14 hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc bao gồm:
(1) Hình thức tham gia:
- Cá nhân;
- Đơn vị.
(2) Lĩnh vực tham gia:
- Tham mưu;
- Hậu cần;
- Kỹ thuật;
- Thông tin, liên lạc;
- Công binh;
- Quân y;
- Cảnh sát;
- Kiểm soát quân sự;
- Quan sát viên quân sự;
- Quan sát viên và giám sát bầu cử;
- Các lĩnh vực khác do Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định.
Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tại Điều 7 Nghị quyết 130/2020/QH14 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như sau:
- Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ sau đây:
+ Thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc;
+ Tham mưu cho cấp có thẩm quyền của Việt Nam về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các lĩnh vực khác có liên quan;
+ Bảo vệ vị thế và uy tín của Việt Nam; phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tôn trọng pháp luật, chính quyền, người dân và văn hóa, phong tục tập quán ở quốc gia, khu vực nơi lực lượng Việt Nam tham gia;
+ Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền của Việt Nam giao.
- Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có quyền hạn sau đây:
+ Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện của Việt Nam và Liên hợp quốc được giao theo quy định để thực hiện nhiệm vụ;
+ Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc và thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.
Theo đó, cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có 4 nhiệm vụ và 2 quyền hạn nêu trên.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Người nộp thuế có được lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu không?
- Đối tượng được cộng điểm ưu tiên kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông 2025 là ai? Học sinh là người dân tộc thiểu số có được tuyển thẳng vào lớp 10 không?
- Chi cục Hải quan khu vực trực thuộc cơ quan nào? Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm trong việc tổ chức Chi cục Hải quan khu vực?
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mới nhất 2025? Nghĩa vụ của người hành nghề dược?
- Chi cục Thuế thương mại điện tử trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu Chi cục Thuế thương mại điện tử là ai?