Nghị định 29: Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vấn đề gì? Bộ tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý đầu tư phát triển?
Nghị định 29: Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng.
Theo đó, Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối với những vấn đề sau đây:
+ Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
+ Quy hoạch;
+ Đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư;
+ Ngân sách nhà nước;
+ Ngân quỹ nhà nước;
+ Nợ công;
+ Viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài;
+ Thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước;
+ Dự trữ nhà nước;
+ Tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài sản công;
+ Hải quan;
+ Kế toán; kiểm toán; giá; chứng khoán; bảo hiểm; đấu thầu;
+ Doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; khu kinh tế;
+ Hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
+ Thống kê;
+ Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nghị định 29: Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Bộ tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý đầu tư phát triển?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Tài chính.
Theo đó, Bộ tài chính có nhiệm vụ trong việc quản lý đầu tư phát triển như sau:
(1) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và đầu tư phát triển khác; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP, đầu tư phát triển khác, các quy định chung về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia;
(2) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn cho các dự án trọng điểm, quy mô lớn, liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các vùng;
(3) Chủ trì, tổng hợp chung về đầu tư phát triển; xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, kế hoạch đầu tư/điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia, theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm và hằng năm; tổng hợp tổng mức vốn dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công, dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, quy mô lớn, liên kết vùng, có tính lan tỏa, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương và danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn;
(4) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
(5) Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu công và thực hiện công khai theo quy định;
(6) Thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội; thường trực Hội đồng thẩm định liên ngành các dự án đầu tư theo phương thức PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; thẩm định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
(7) Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư; kiểm tra, thanh tra, giám sát chương trình, dự án đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật;
(8) Là cơ quan đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp và khu kinh tế, khu thương mại tự do và các loại hình khu kinh tế khác; đề xuất mô hình, cơ chế, chính sách về phát triển khu công nghiệp và khu kinh tế, khu thương mại tự do và các loại hình khu kinh tế khác; thẩm định việc thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế, khu thương mại tự do và các loại hình khu kinh tế khác.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là đơn vị thuộc Bộ Tài Chính không? Được tổ chức và hoạt động ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính nhứ sau:
Cơ cấu tổ chức
...
30. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
31. Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính.
32. Báo Tài chính - Đầu tư.
33. Tạp chí Kinh tế - Tài chính.
34. Học viện Chính sách và Phát triển.
35. Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 30 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 31 đến khoản 34 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức quy định tại khoản 35 Điều này là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
...
Cục Thống kê tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thống kê (14 đơn vị); 63 Chi cục Thống kê; 480 Đội Thống kê liên huyện.
Kho bạc Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Kho bạc Nhà nước (10 đơn vị); 20 Kho bạc Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 350 Phòng giao dịch).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị); 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện.
Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.
...
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính. Được tổ chức và hoạt động theo 03 cấp:
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị);
+ 35 Bảo hiểm xã hội khu vực;
+ 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nghị định 29: Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vấn đề gì? Bộ tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý đầu tư phát triển?
- Câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng học sinh tiểu học lớp 2 có đáp án? Quyền của học sinh tiểu học được quy định ra sao?
- Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải trong trường hợp Tòa án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển?
- Trường hợp nào không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết 76? Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp?
- Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2025 được tổ chức tại đâu? Chi tiết Đề án Tổ chức Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2025?