Nghị định 39: Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Những đơn vị sự nghiệp công lập nào thuộc Bộ Tư pháp?
Nghị định 39: Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Tư pháp.
Theo đó, Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
+ Xây dựng pháp luật;
+ Tổ chức thi hành pháp luật; thi hành án dân sự;
+ Hành chính tư pháp;
+ Bổ trợ tư pháp;
+ Công tác pháp chế;
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Nghị định 39: Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ gì trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật?
Căn cứ theo khoản 6 và khoản 7 Điều 2 Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.
Theo đó, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ trong việc xây dựng và thi hành pháp luật như sau:
- Đối với công tác xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp có nhiệm vụ:
+ Trình Chính phủ dự thảo chiến lược, đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;
+ Lập dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng pháp luật đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết;
+ Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghiệp;
+ Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra về công tác xây dựng pháp luật theo quy định pháp luật.
- Đối với công tác thi hành pháp luật Bộ Tư pháp có nhiệm vụ:
+ Tham mưu Chính phủ các biện pháp để tổ chức thi hành pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện các công tác: phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật; xử lý vi phạm hành chính; tiếp cận thông tin; hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định pháp luật;
+ Giúp Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo quy định pháp luật;
+ Thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển; cập nhật, loại bỏ các quy phạm pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển; trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp điển và bổ sung các chủ đề mới vào Bộ pháp điển; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục mới theo quy định;
+ Quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá việc thi hành pháp luật theo quy định pháp luật; tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi việc thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định pháp luật;
+ Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi cả nước theo quy định pháp luật.
Những đơn vị sự nghiệp công lập nào thuộc Bộ Tư pháp?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
14. Cục Bổ trợ tư pháp.
15. Cục Kế hoạch - Tài chính.
16. Cục Công nghệ thông tin.
17. Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
18. Học viện Tư pháp.
19. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
20. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 16 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 17 đến khoản 20 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có 03 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 03 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 04 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 04 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 05 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc bộ và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Theo đó, những đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp bao gồm:
+ Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
+ Học viện Tư pháp.
+ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
+ Báo Pháp luật Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?
- Để trở thành tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng 2 cần phải có bằng trung cấp trở lên đúng không?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Đoan Ngọ 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2025?