Nghị định 40: Bộ Công thương quản lý về công nghiệp và thương mại gồm lĩnh vực nào? Tạp chí công thương là đơn vị gì thuộc Bộ Công thương?
Nghị định 40: Bộ Công thương quản lý về công nghiệp và thương mại gồm lĩnh vực nào?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Công thương.
Theo đó, Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các lĩnh vực:
+ Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số);
+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công;
+ Thương mại trong nước;
+ Xuất nhập khẩu, thương mại biên giới;
+ Dịch vụ logistics;
+ Phát triển thị trường ngoài nước;
+ Quản lý thị trường;
+ Xúc tiến thương mại;
+ Thương mại điện tử;
+ Dịch vụ thương mại;
+ Hội nhập kinh tế quốc tế;
+ Cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Phòng vệ thương mại;
+ Các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Nghị định 40: Bộ Công thương quản lý về công nghiệp và thương mại gồm lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Bộ Công thương có nhiệm vụ gì khi quản lý về an toàn thực phẩm và thương mại điện tử kinh tế số?
Căn cứ theo khoản 15 và khoản 19 Điều 2 Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Công thương.
Theo đó, Bộ Công thương có nhiệm vụ khi quản lý về an toàn thực phẩm và thương mại điện tử kinh tế số như sau:
- Đối với nhiệm vụ quản lý về an toàn thực phẩm:
(1) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;
(2) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
(3) Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản);
(4) Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với nhiệm vụ quản lý về thương mại điện tử kinh tế số:
(1) Thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Chủ trì, phối hợp, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử, chính sách và pháp luật điều chỉnh trong hoạt động thương mại điện tử;
(2) Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;
(3) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật;
(4) Thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử; xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;
(5) Xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong ngành công thương, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thông qua chuỗi giá trị, phát triển thị trường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu;
(6) Thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, phát triển kinh tế số ngành công thương;
(7) Xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin năng lượng ngành công thương để thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu, tổ chức điều tra, thu thập, tổng hợp và cập nhật dữ liệu thông tin năng lượng.
Tạp chí công thương là đơn vị gì thuộc Bộ Công thương?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
16. Cục Xuất nhập khẩu.
17. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
18. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
19. Cục Hóa chất.
20. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
21. Báo Công Thương.
22. Tạp chí Công Thương.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 20 đến khoản 22 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 6 phòng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét quyết định việc ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
...
Theo đó, Tạp chí Công thương là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công thương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?
- Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay?
- Hội sách Hà Nội lần X thời gian và địa điểm tổ chức ra sao? Các hoạt động chính diễn ra tại Hội sách Hà Nội lần X?
- Người lao động hiện nay được hưởng bao nhiêu ngày nghỉ lễ cho đến hết năm sau ngày Giỗ tổ Hùng Vương?
- Tiêu chuẩn cấp ủy viên các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị? Độ tuổi cấp ủy viên năm 2025 được quy định như thế nào?