Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn? Lập dàn ý? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì?
Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn?
Tham khảo bài nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn dưới đây:
Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn Nghị lực chính là ngọn lửa tinh thần, là ý chí kiên cường và quyết tâm vượt lên số phận. Người sở hữu nghị lực luôn toát lên sức sống mãnh liệt, không lùi bước trước khó khăn, và kiên định đi đến cùng con đường mình đã chọn. Nghị lực giống như một liều thuốc tinh thần giúp con người định hướng và vững vàng vượt qua mọi phong ba bão táp của cuộc đời. Thế giới đã chứng kiến những tấm gương phi thường về nghị lực vượt qua khó khăn. Như anh Nguyễn Ngọc Ký dù mất đi khả năng sử dụng đôi tay từ nhỏ những vẫn cố gắng vượt qua nghịch cảnh để viết chữ bằng chân, trở thành nhà giáo đáng kính và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò. Nick Vujicic người không tay không chân, đã chiến thắng nỗi tuyệt vọng ban đầu để trở thành diễn giả truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới với thông điệp sống mạnh mẽ. Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng họ vẫn cố gắng không chỉ vượt qua giới hạn bản thân mà còn truyền cảm hứng cho nhân loại bằng tinh thần bất khuất, bằng nghị lực sống phi thường. Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động ở một bộ phận thế hệ trẻ vẫn tồn tại những cá nhân sống ích kỷ, ỷ lại, thiếu ý chí cầu tiến và tinh thần vươn lên. Họ dễ dàng đầu hàng trước khó khăn, quen với lối sống an nhàn, không dám đặt ra những mục tiêu thách thức bản thân. Hệ lụy dẫn tới việc họ có thể đã và đang đánh mất cơ hội phát triển bản nhân mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và cộng đồng, kìm hãm sự phát triển chung của xã hội. Lối sống thiếu nghị lực này như một căn bệnh tinh thần nguy hiểm, có thể lây lan và ảnh hưởng đến nỗ lực chung của tập thể. Nhận thức sâu sắc về giá trị của nghị lực vượt qua khó khăn, đứng trước sự chuyển biển nhanh chóng của thời đại mỗi người trẻ cần không ngừng trau dồi bản lĩnh, nuôi dưỡng ý chí vượt khó, coi mỗi thách thức là cơ hội để trưởng thành và phát triển; phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, rèn luyện nghị lực để có thể đủ bản lĩnh trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. |
*Bài Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn trên chỉ mang tính chất tham khảo
Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn? Lập dàn ý? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì? (Hình từ Internet)
Dàn ý nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn?
Tham khảo dàn ý nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn dưới đây:
I. Mở bài Giới thiệu chung về chủ đề nghị lực vượt qua khó khăn Nêu rõ tầm quan trọng của nghị lực trong cuộc sống Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Nghị lực là phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống II. Thân bài 1. Giải thích vấn đề Định nghĩa nghị lực: là ý chí, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách Biểu hiện của người có nghị lực: kiên cường, không lùi bước trước khó khăn, luôn tìm cách vượt qua nghịch cảnh 2. Vai trò của nghị lực vượt qua khó khăn Giúp con người vượt qua nghịch cảnh, không ngã gục trước thử thách Là điều kiện để thành công, hạnh phúc Giúp hoàn thiện nhân cách, phẩm chất bản thân Tạo nên những tấm gương sáng, truyền cảm hứng cho cộng đồng Góp phần xây dựng xã hội vững mạnh, đoàn kết vượt qua khó khăn chung Thúc đẩy sự phát triển của xã hội 3. Dẫn chứng Những tấm gương cụ thể về nghị lực vượt khó... 4. Bình luận vấn đề Xã hội có những người không có nghị lực vượt qua khó khăn, họ thích sống an nhàn, không có chí cầu tiến... III. Kết bài Khẳng định lại tầm quan trọng của nghị lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống Liên hệ với bản thân Thông điệp, bài học nhắn gửi: Nghị lực là phẩm chất quý báu giúp con người không chỉ tồn tại mà còn phát triển và thành công trong cuộc sống |
Lưu ý: 4 Quan điểm xây dựng chương trình ngữ văn theo Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
(1) Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
(2) Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.
Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
(3) Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
(4) Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì?
Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chung của chương trình môn Ngữ Văn như sau:
(1) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
(2) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tin đăng bán căn hộ chung cư thu hút khách hàng? Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được ký kết khi nào?
- CBCC được bảo lưu 6 tháng tiền lương và phụ cấp chức vụ sau sáp nhập tỉnh xã theo Quyết định 759?
- Miss Cosmo 2025 tổ chức ở đâu? Những điểm mới đáng lưu ý tại cuộc thi Miss Cosmo 2025 như thế nào?
- 03 bộ phim được chiếu trong Tuần phim Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 5 1890 - 19 5 2025 là bộ phim nào?
- Sáp nhập đơn vị hành chính: Có giữ nguyên các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn không theo Công văn 2147?