Nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11? Mục tiêu cấp THPT môn Ngữ Văn?

Nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11? Mục tiêu cấp trung học phổ thông của môn Ngữ Văn? Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn theo Chương trình ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32?

Nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11?

Tham khảo bài nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11 dưới đây:

Nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11

Đã bao giờ ban tự hỏi về những giới hạn trong cuộc sống - những ranh giới vô hình nhưng lại rất kiên cố. Vậy, liệu có những giới hạn trong cuộc sống mà chúng ta không thể vượt qua được hay không? Đây vẫn luôn là một bài toán đầy thách thức trên hành trình phát triển của nhân loại.

Vậy, giới hạn là gì? Giới hạn chính là những ranh giới vô hình mà chúng ta không thể vượt qua được. Bản chất của giới hạn là sự kiềm hãm, ngăn cấm, nhưng đồng thời chúng cũng là động lực thúc đẩy chúng ta không ngừng cố gắng để vượt qua giới hạn. Nhìn lại lịch sử, đã có biết bao điều tưởng chừng là bất khả thi nhưng con người chúng ta vẫn thực hiện được như đặt chân lên mặt trăng, lặn dưới biển hàng giờ đồng hồ...

Thực tế, trong xã hội có rất nhiều giới hạn đạo đức được đặt ra cho con người ngày nay. Những quy chuẩn này không phải là sự áp đặt vô lý mà có nền tảng sâu sắc từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong quá khứ đã có một số giới hạn đạo đức hà khắc, đặc biệt đối với người phụ nữ và đã tạo nên những bất công và đau khổ không đáng có.

Xã hội ngày càng phát triển, con người dần nới lỏng đi những giới hạn cứng nhắc, tạo điều kiện cho sự tự do và bình đẳng của mỗi người. Tuy nhiên, xã hội ngày này có rất nhiều cám dỗ như trò chơi điện tử độc hại hay các chất gây nghiện... Những cám giỗ này khiến cho những giới hạn đạo đức càng trở nên quan trọng và cần thiết. Chúng ta nên biết thế nào là giới hạn để tránh tiếp xúc với những thứ độc hại. Minh chứng cho giới hạn về xã hội chính là luật pháp. Luật pháp được ra đời để khẳng định lại chuẩn mực và giới hạn của mỗi người cần có và họ cần phải tuân theo.

Khác với giới hạn đạo đức do xã hội quy định, giới hạn về trí tuệ và năng lực của con người vẫn còn là một ẩn số lớn. "Núi cao lại có núi cao hơn" là một câu nói hoàn toàn đúng. Lịch sử không ngừng chứng kiến những kỷ lục bị phá vỡ, những đỉnh cao mới được chinh phục. Cứ mỗi khi ta nghĩ rằng đã chạm đến giới hạn cuối cùng, lại có người tài năng hơn xuất hiện và vượt qua cột mốc đó.

Vượt qua giới hạn là bản năng tự nhiên của con người trong hành trình phát triển. Tuy nhiên, không phải mọi giới hạn đều cần và nên bị phá vỡ. Với những giới hạn đạo đức cơ bản, việc tôn trọng chúng là thể hiện sự văn minh. Ngược lại, đối với những giới hạn về trí tuệ và năng lực của con người, việc không ngừng thách thức và vượt qua lại là động lực của sự tiến bộ. Điều quan trọng là chúng ta cần phân biệt được giới hạn nào cần được tôn trọng và những giới hạn nào cần được thách thức vượt qua.

Giới hạn là một phần tất yếu của sự phát triển trong cuộc sống của con người. Chúng vừa là rào cản, vừa là thước đo cũng là động lực cho sự phát triển. Một xã hội cân bằng không phải là nơi không có giới hạn, mà là nơi mọi người đều hiểu được ý nghĩa đằng sau những giới hạn đó và có đủ khôn ngoan để biết đâu là giới hạn cần vượt qua, đâu là giới hạn cần tuân thủ. Là một học sinh, em phải cố gắng học thật giỏi, biết được giới hạn cần tuân thủ của mình đến đâu và cố gắng vượt qua những giới hạn cần vượt qua.

*Nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11 trên chỉ mang tính chất tham khảo

Nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11?

Nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cấp trung học phổ thông của môn Ngữ Văn?

Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu cấp trung học phổ thông của môn Ngữ Văn như sau:

(1) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.

(2) Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập. Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn?

Căn cứ vào Chương trình ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nền tảng xây dựng chương trình ngữ văn như sau:

Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị luận xã hội về giới hạn trong cuộc sống môn Ngữ Văn lớp 11? Mục tiêu cấp THPT môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết hoạt động trong dịp hè giữa nhà trường với gia đình học sinh mới nhất? Tải về bản cam kết ở đâu?
Pháp luật
Mẫu sổ trực hè mới nhất 2025? Tải về mẫu sổ trực hè mới nhất 2025? File Excel mẫu sổ trực hè mới nhất 2025 ra sao?
Pháp luật
5 mẫu viết đoạn văn về robot bằng tiếng anh ngắn? Viết đoạn văn về robot bằng tiếng anh lớp 6 ngắn gọn?
Pháp luật
Cách viết đoạn văn 200 chữ nghị luận văn học chi tiết? Chương trình giáo dục phổ thông được quy định thế nào?
Pháp luật
Điểm nhìn trần thuật là gì? Các loại điểm nhìn trần thuật? Cách xác định điểm nhìn trần thuật như thế nào?
Pháp luật
5 Mẫu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật lớp 7? Học sinh lớp 7 cần ứng xử với thầy cô thế nào?
Pháp luật
03 Đoạn văn miêu tả về Dinh Độc Lập lớp 5 ngắn gọn? Lập dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
Pháp luật
Thơ hiện đại là gì? Những bài thơ hiện đại hay nhất? Các thể thơ hiện đại? Đặc điểm thơ hiện đại?
Pháp luật
Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào